WHAT'S NEW?
Loading...

TP.HCM có phòng khám cấp giấy khống nghỉ bệnh

[ad_1]
Bệnh nhân chờ khám bệnh tại một bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: T.Dương

Bệnh nhân chờ khám bệnh tại một bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: T.Dương

Bà Thu Hằng cho biết: "Việc bán giấy nghỉ hưởng BHXH đã xảy ra từ nhiều năm trước và tập trung ở các khu công nghiệp, do nhu cầu của người lao động muốn mua những giấy nghỉ bệnh khống này để đối phó với những doanh nghiệp hay tăng ca, hoặc người lao động thích nghỉ nhưng vẫn muốn được chấm chuyên cần và hưởng 75% lương. 

Nắm được nhu cầu này, một số phòng khám tư, thậm chí bác sĩ, nhân viên y tế trong bệnh viện công, cũng đã bắt tay với người lao động để bán, cấp giấy nghỉ bệnh này cho người lao động.

Năm 2013, BHXH TP đã phát hiện một nhóm nhân viên của bệnh viện công trong TP.HCM bán giấy nghỉ bệnh khống cho nhiều người, BHXH TP đã có văn bản gửi cơ quan điều tra và từ chối thanh toán hơn 5 tỉ đồng".

* Từ thực tế phát hiện, qua công tác thanh tra, kiểm tra những phòng khám cấp giấy nghỉ bệnh khống, bà thấy những cơ sở khám chữa bệnh vi phạm này thường có những đặc điểm gì?

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng

- Qua nhiều năm theo dõi và quản lý quỹ BHYT, tôi thấy các đơn vị vi phạm thường xảy ra chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh ở gần những khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân đông, lãnh đạo đơn vị quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra giám sát. 

Đặc biệt các cơ sở khám chữa bệnh này còn có số lượng giấy cấp nghỉ bệnh gia tăng bất thường. Trước thực trạng này, BHXH TP cũng sẽ tăng cường kiểm soát các cơ sở khám chữa bệnh trong và gần các khu công nghiệp.

Hiện nay, ngành BHXH có hệ thống công nghệ thông tin với đầy đủ cơ sở dữ liệu về người tham gia thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT nên rất chủ động trong việc rà soát, đối chiếu để phát hiện kịp thời các trường hợp lạm dụng trục lợi quỹ BHXH, BHYT và sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

* Thưa bà, các cơ quan quản lý nhà nước nên làm gì để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này?

- Theo tôi, công tác thanh tra kiểm tra và công tác giám định, thẩm định việc chi trả chế độ BHYT, BHXH phải làm thường xuyên, liên tục để khi vụ việc mới manh nha đã có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Các viên chức BHXH phải theo dõi thường xuyên việc chi trả chế độ BHYT, BHXH để phát hiện dấu hiệu lạm dụng, trục lợi.

Mặt khác, ngành y tế cũng phải thường xuyên tuyên truyền về nghị định xử phạt trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực BHXH, BHYT... Dựa theo thống kê trên toàn quốc, BHXH Việt Nam đã có các văn bản chỉ đạo chuyên sâu về lĩnh vực này.

Ngoài ra, BHXH TP.HCM vẫn tổ chức giám định định kỳ, kiểm tra thường xuyên và khi phát hiện cơ sở khám chữa bệnh có dấu hiệu vi phạm, cơ quan BHXH thu hồi số tiền thất thoát này và có văn bản cảnh báo đơn vị. Tùy vào mức độ vi phạm có hướng xử lý, trường hợp vi phạm ở quy mô lớn BHXH sẽ thu hồi và chuyển sang cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó, các nhân viên y tế trong bệnh viện phải nâng cao đạo đức ngành y, không thể giúp người khác lấy toa thuốc khi người đó không bị bệnh. BHXH mới đây cũng phát hiện được một vụ việc nhân viên y tế tại khoa dược một bệnh viện quận đã lấy thuốc cho người quen trong mấy năm. Nhân viên y tế này đã nộp lại cho quỹ BHYT hơn 22 triệu đồng và đã bị Sở Y tế xử phạt, đơn vị cho thôi việc.

[ad_2] Nguồn: Tuổi trẻ https://tinytedanang.com/tp-hcm-co-phong-kham-cap-giay-khong-nghi-benh/?feed_id=3893&_unique_id=64932414588ca

0 comments:

Post a Comment