WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label Chăm sóc bé. Show all posts
Showing posts with label Chăm sóc bé. Show all posts
Với nhiều bố mẹ Việt, việc ăn uống của con đơn giản là ăn càng nhiều càng tốt nên thường xảy ra cảnh ép ăn, nhảy múa cho con ăn...
Hôm đó tôi đi ăn sáng cùng con gái. Cậu bé trong bức ảnh khoảng 6,7 tuổi, ăn sáng trong sự chờ đợi uể oải, nhẫn nại của người mẹ. Cậu 'kê' miệng vào thành bát phở, dùng đũa lùa từng miếng phở lên miệng, còn mắt thì dán chặt vào màn hình điện thoại mà mẹ kê cho trước mặt.
Người mẹ tỏ rõ sự khó chịu khi có lúc cậu bé 'đờ' người ra vì mải xem mà quên không 'lùa' phở vào miệng, chị lại ẩy vào vai con một cái để nhắc nhở, theo phản xạ, em bé bụ bẫm lại ăn thêm được một miếng phở. Không biết lúc tôi bước vào quán hai mẹ con đã ngồi đó ăn bao lâu rồi nhưng cũng phải đến gần nửa tiếng sau bữa sáng của hai mẹ con mới kết thúc trong sự bực dọc và vội vàng của người mẹ.
Tôi không hiểu, cậu bé có cảm thấy bữa sáng của mình ngon không? Có biết mình vừa được ăn món gì không? Hay tất cả còn lưu lại trong não cậu bé chỉ là những cảnh hoạt hình đấm đá với những tiếng bùm chat chói tay trong điện thoại của mẹ? Tôi nghĩ, cho con ăn kiểu này cũng chẳng khác gì kiểu 'bạo hành' ép ăn, bơm sữa bơm cháo vào miệng con mà các bố mẹ vẫn lên án!
'Phải cho xem thì nó mới chịu ăn', nhiều bố mẹ khẳng định chắc nịch như vậy khi tôi góp ý về việc cho con vừa ăn, vừa xem tivi, ipad, điện thoại, thậm chí nhiều bé ngay từ khi bắt đầu ăn dặm đã được bố mẹ 'rèn' cho thói quen này để bé 'ăn cho nhanh', nhiều nhà còn có thói quen vừa ăn bữa tối vừa xem chương trình thời sự, có khi vừa ăn, cả nhà từ lớn tới bé đều vừa dán mắt vào màn hình tivi với những vô vàn các tin tức không-dành-cho-trẻ-em như thực phẩm bẩn, như án mạng nguy hiểm, như tai nạn giao thông hay đánh bom khủng bố…
Tôi tự hỏi, những bữa thiếu đi sự trầm trồ xuýt xoa trước một món ăn ngon, thiếu đi sự ân cần của bố mẹ dành cho con, thiếu đi niềm vui khám phá từng món ăn mẹ nấu của đứa trẻ thì có khi còn độc hại hơn nhiều việc ăn thực phẩm bẩn hay hít thởkhông khí không trong lành ấy chứ?
Dừng lại ngay nếu bạn đang cho con ăn như thế này! - ảnh 1

Không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với tivi hay bất kì thiết bị điện tử nào (Ảnh minh họa: Internet)

Thực tế, việc vừa cho trẻ ăn vừa xem các thiết bị điện tử có giúp trẻ ăn được nhiều hơn như các bố mẹ vẫn nghĩ không?
Theo Giáo sư, Bác sĩ Francis, trưởng khoa Dinh dưỡng, ĐH Y Pennsylvania State, Mỹ thì 'khi trẻ vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử, bố mẹ có cảm giác rằng trẻ ăn nhanh và ăn nhiều hơn, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy là trẻ đang ăn một cách 'vô thức và vô cảm', tức là trẻ ăn mà não bộ của trẻ không làm việc, não trì hoãn việc phân tích, nhận biết các kĩ năng ăn uống, các màu sắc thực phẩm, mùi vị và cấu trúc món ăn trẻ đang ăn'.
Điều này có ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ bởi trẻ ăn mà không học hỏi được gì và không phát triển được các kĩ năng vận động quan trọng mà bé sẽ học thông qua việc ăn uống. Hậu quả nhìn thấy ngay của việc vừa cho trẻ ăn vừa xem các thiết bị điện tử là trẻ biếng ăn, lười ăn, kén ăn và bị phụ thuộc vào thiết bị điện tử mới ăn. Về lâu dài, điều này còn hình thành ở trẻ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và bị thiếu hụt dinh dưỡng khi lớn lên.
Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia về nhi khoa trên thế giới đều khuyến cáo việc không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với tivi hay bất kì thiết bị điện tử nào, và hạn chế đến mức tối đa đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trong lúc ăn bởi những ảnh hưởng về cả tâm lý và hành vi đối với trẻ.
Thế nhưng, tại sao vẫn có nhiều bố mẹ cho con vừa ăn vừa xem tivi, ipad, điện thoại… tôi dám cá là bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu xung quanh mình? Vì bố mẹ muốn con ăn nhanh hay muốn tiết kiệm thời gian của mình? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ còn nhiều thời gian lướt facebook hơn? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ sẽ tranh thủ làm được nhiều việc hơn? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ mới yên tâm gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo?.... Bố mẹ có thật sự thiếu thời gian đến thế?
Tôi nghĩ là không? Chỉ là chúng ta quá ích kỉ, quá kém cỏi khi nghĩ rằng, chỉ cần con ăn no, ăn ngoan là đủ. Chỉ là vì chúng ta quên mất rằng, ăn cũng là một niềm vui cần nuôi dưỡng từ khi nó còn là một mầm trong con. Chỉ vì chúng ta ngại sửa mình, để làm một tấm gương ăn uống đàng hoàng tử tế cho con nhìn vào? Chỉ vì chúng ta sợ mất mặt khi phải giục giã, quát tháo con 'ăn đi, ăn nhanh lên, muộn bây giờ' ở chỗ đông người…
Bạn cứ thử nghĩ mà xem! Có bữa cơm nào mà bạn không đứng lên ngồi xuống vài lần để ngó vào điện thoại, hay đã bao lâu rồi tivi nhà bạn không bật vào giờ ăn?
Theo Hải An/Afamily.vn/Ttvn
Uống dung dịch nước biển khô thay nước sôi để nguội có thể khiến trẻ ngộ độc muối; trong khi cho trẻ nhịn ăn có thể gây tiêu chảy nặng hơn.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra lỏng. Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước kịp thời và thích hợp. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng.
Thời tiết nắng nóng là thời điểm trẻ mắc bệnh tiêu chảy nhiều vì thức ăn dễ ôi thiu, thiếu nguồn nước sạch. Theo bác sĩ Phúc, phụ huynh chăm trẻ cần lưu ý tránh một số sai lầm thường gặp sau:

Cho trẻ nhịn ăn

Nhiều phụ huynh cho rằng nhịn ăn giúp trẻ bớt tiêu chảy. Điều này rất nguy hiểm vì bản chất của tiêu chảy là do vi trùng, siêu vi tấm công khiến niêm mạc bị hư hại. Muốn niêm mạc lành thì phải có dưỡng chất tái tạo niêm mạc. Trẻ nhịn ăn, không có đủ dưỡng chất tái tạo sẽ khiến quá trình hồi phục chậm, trẻ tiêu chảy nhiều hơn.
Hơn nữa việc nhịn ăn có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phát triển. Thực tế dù trẻ tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận trường, hạn chế thức ăn quá ngọt...
Những sai lầm chết người khi bố mẹ chữa tiêu chảy cho con - ảnh 1

Thời tiết nắng nóng là thời điểm trẻ mắc bệnh tiêu chảy (Ảnh minh họa: Lê Phương)

Nôn nóng cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy

Vì nôn nóng muốn trẻ hết tiêu chảy ngay lập tức nên nhiều phụ huynh cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, thuốc này chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi vì chất thải ứ đọng trong ruột có thể gây tình trạng thủng ruột.

Uống dung dịch nước biển khô thay nước sôi để nguội

Nên uống nước sôi để nguội thông thường hoặc dung dịch bù nước Oresol pha sẵn theo hướng dẫn. Với dung dịch nước biển, thường cho uống sau khi trẻ đi tiêu lỏng chứ không nên uống cả ngày vì có thể khiến trẻ ngộ độc muối, gây nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên bú mẹ càng nhiều càng tốt, giúp trẻ vừa bù nước vừa có đủ năng lượng.
Có thể dùng các loại nước thay thế khác như nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt, nước dừa tươi... Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tránh các thức uống có cà phê.

Cứ nghĩ là phải truyền nước biển

Không ít phụ huynh lầm tưởng trẻ tiêu chảy là cần phải truyền nước biển ngay lập tức. Thực tế phương pháp hiệu quả nhất là bù dịch bằng đường uống phù hợp.
Những sai lầm chết người khi bố mẹ chữa tiêu chảy cho con - ảnh 2

Bố mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đi khám kịp thời (Ảnh minh họa: Internet)

Cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống vì tiêu chảy kèm nôn ói

Hầu như tiêu chảy đều kèm nôn ói giai đoạn đầu hoặc sau đó. Đây là yếu tố cản trở bé uống bù dịch. Cần bình tĩnh dọn dẹp chất ói, thay đồ sạch sẽ cho trẻ. Đừng để trẻ ngồi đó với đống chất ói vì trẻ sẽ rất sợ hãi. Lúc này nên cho bé nằm cao hơn, cho uống nước với tốc độ chậm. Khi uống đủ nước trẻ sẽ giảm nôn ói và tiến hành cho ăn bình thường. Không ép trẻ ăn uống quá nhiều, quá nhanh.

Chủ quan không mang trẻ đi khám

Trẻ bị tiêu chảy hầu hết có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ sốt cao khó hạ, li bì khó đánh thức, co giật... Trẻ đi tiêu phân có máu, dấu hiệu chuyển qua kiết lỵ cần phải điều trị kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Trẻ trở nên uống nước nhiều, khóc không có nước mắt là dấu hiệu mất nước, có thể chuyển nặng.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo, cần thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ. Ngoài ra cần thực hiện đầy đủ việc chích ngừa, đặc biệt là văcxin ngừa tiêu chảy để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Theo Lê Phương/Vnexpress.net
Phô mai gần như không thể thiếu trong chế độ ăn của người dân nhiều quốc gia nhưng ở nước ta, nhiều mẹ chưa hiểu hết tầm quan trọng của thực phẩm này.
Chị Thảo Vân ở Hoàng Mai, Hà Nội quan niệm sữa là nguồn cung cấp chính canxi cho trẻ nên hàng ngày luôn ép con uống nhiều nhất có thể. Bà mẹ một con lý giải, sữa rất giàu canxi nên chỉ cần uống sữa, con đã đủ chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, bé gái 5 tuổi nhà chị Vân lại không mặn mà nên mỗi lần uống sữa rất mất thời gian. 'Tôi nghĩ chỉ có sữa mới đem lại cho bé nhiều canxi nhất, nên bằng cách nào cũng phải nhồi nhét con ngày 2 cốc', chị Vân nói.
Không cùng quan điểm với chị Vân, chị Mai ở Lào Cai lại cho rằng nước xươngmới nhiều canxi. Theo chị, nước xương rất ngọt, nhiều canxi mà người lớn lại còn tận dụng bã thịt nên rất tiết kiệm. Thế nhưng, triền miên mấy tháng liền mà con trai chị vẫn còi cọc, chậm lớn… Nghi con mắc bệnh gì đó, chị đưa đi khám dinh dưỡng mới biết chế độ ăn chưa khoa học đã khiến bé thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, việc kết hợp sữa, sữa chua, phô mai hàng ngày sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi cần thiết của trẻ. Nhiều trẻ em Việt Nam hiện chỉ mới đáp ứng 45-59% nhu cầu canxi hàng ngày, còn người lớn là 60%. Cơ thể cần một lượng canxi cho quá trình phát triển xương, răng. Nó cũng tham gia vào phản ứng sinh hóa, hệ thống miễn dịch, dẫn truyền thần kinh, hoạt động của cơ bắp. Chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu canxi sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Nhiều mẹ hiểu chưa đúng chế độ ăn đủ canxi cho con - ảnh 1

Phô mai là thực phẩm chứa nhiều canxi (Ảnh minh họa: Internet)

Nghiên cứu công bố vào tháng 3 của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng người Việt thiếu hụt canxi là do thói quen ít sử dụng sữa, chế phẩm sữa và các thực phẩm nguồn gốc thủy sản. Ngoài ra, cũng ít người biết và áp dụng công thức '3 thực phẩm vàng'. Đó là bổ sung đủ sữa, sữa chua, phô mai trong chế độ ăn hàng ngày.
Ở các quốc gia như Mỹ, Nhật, Pháp, Australia…, phô mai gần như không thể thiếu trong chế độ ăn của người dân, nhất là trẻ nhỏ. Trong khi đó ở nước ta, nhiều bà mẹ vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của thực phẩm quan trọng này.
Ngoài sữa và sữa chua, phô mai là nguồn cung cấp phong phú các chất đạm, béo, photpho, vitamin A, vitamin nhóm B và đặc biệt canxi cho cơ thể. Sản phẩm có những lợi thế riêng như tiện dụng, dễ ăn, dễ kết hợp với nhiều món khác nhau. Phô mai chứa hàm lượng canxi cao (một miếng phô mai có trọng lượng 15g cung cấp lượng canxi tương đương một ly sữa 100ml).
Với trẻ nhỏ, có thể cho phô mai vào bột, cháo. Với trẻ lớn, thực phẩm này sử dụng để chế biến cùng thịt, cá, trứng, hải sản tạo ra nhiều món ăn ngon miệng. Thay vì chỉ cho trẻ uống sữa mỗi ngày khiến bé dễ ngán, các bà mẹ có thể linh động xen kẽ hài hòa cả 3 loại sản phẩm từ sữa. Theo đó, buổi sáng con uống sữa, buổi xế ăn phô mai với bánh quy, buổi tối cho thêm sữa chua; hoặc đưa phô mai vào cháo, bột trong các bữa chính.
Việc bổ sung đủ cả 3 trong chế độ ăn không chỉ giúp trẻ ngon miệng, đa dạng thực đơn mà còn bảo đảm việc cung cấp lượng canxi phong phú theo nhiều cách khác nhau, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể cần. Viện Dinh dưỡng cũng đã thiết kế khuyến nghị này thành cẩm nang xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho người Việt. Theo đó, bảng khẩu phần chi tiết cho sữa và các chế phẩm theo từng độ tuổi, tình trạng sinh lý, hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về cách bổ sung canxi cho con.
Theo Mai Thương/Vnexpress.net
Một bà mẹ băn khoăn: 'Con tôi 6 tháng 10 ngày, cao 70 cm, nặng 7,8 kg. Lúc trước, khi chưa đi làm, mẹ cho bé ăn dặm và bú sữa ngoài thì bé ăn và uống sữa rất nhanh, không ngậm'. Tuy nhiên, từ khi mẹ đi làm, bé không chịu nuốt sữa và bột, chỉ khi nào khóc mới nuốt, còn không thì ngậm. Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?
Theo ThS, BS Doãn Thị Tường Vi (Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội), cân nặng và chiều cao của trẻ hiện trong giới hạn bình thường. Bé có biểu hiện biếng ăn. Nếu còn sữa mẹ, mẹ cần tận dụng khi ở nhà thì cho con bú. Khi mẹ đi làm mới cho uống sữa công thức (nhớ pha đúng theo hướng dẫn).
Ảnh minh họa: Internet
Cách chế biến thức ăn bổ sung cho bé cũng lưu ý: tháng tuổi này chỉ nên ăn một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng (một bát chỉ khoảng 10g bột, 10g thịt) nấu với rau và cho thêm một thìa cà phê dầu mỡ.
Mẹ không nên quá sốt ruột cho bé ăn nhiều ngay một lúc mà nên tập cho bé ăn ít một, bột nấu từ lỏng đến đặc dần. Sau ăn bột khoảng 1 giờ bạn có thể cho bé làm quen với hoa quả như uống nước cam, hoặc nạo chuối cho bé ăn. Hãy nhớ là hãy cho bé làm quen từ từ, cho bé nhấm nháp từng tí một để biết vị rồi mới cho ăn tăng dần. Hy vọng con bạn sẽ thích nghi với thức ăn bổ sung.
Theo Vnexpress.net
Giai đoạn này bé biết gì và có thể làm được những gì? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để biết cách vui chơi cùng bé nhé!
1. Các kỹ năng quan trọng
Giai đoạn 6-9 tháng:
- Bé biết bập bẹ đa dạng hơn, lắng nghe chăm chú khi có âm nhạc hay tiếng hát, hiểu những yêu cầu đơn giản, nhận ra tên một số đồ vật thân thuộc.
Giai đoạn 9-12 tháng:
- Biểu lộ các cảm xúc đa dạng hơn, có thể nói được một vài từ đầu tiên như ba ba, bà bà, vẫy tay tạm biệt, biết làm theo vài yêu cầu đơn giản, hiểu những câu đơn giản như: ‘Quả bóng ở đâu?’.
2. Cha mẹ có thể chơi gì với bé?
- Mát-xa chân: Phần lớn các bé đều thích được cởi bỉm để vùng mông ‘dễ thở’. Vì thế, những lúc thay tã cho con, bạn hãy tranh thủ thời gian để mát-xa chân và chơi đùa với bé.
- Ú òa: Bé thích chờ đợi cho đến khi khuôn mặt bạn xuất hiện trở lại sau chiếc khăn mỏng.
- Âm nhạc: Ngay cả những bé nằm trong bụng mẹ cũng biết phản ứng với giai điệu và nhịp điệu. Hát ru, đọc thơ hoặc đơn giản là bật CD yêu thích của bạn để vui cùng bé.
- Thổi và hôn: Thổi, hôn lên đôi chân và bụng của bé yêu nhà bạn chắc chắn sẽ làm bé cười khúc khích.
- Trò chơi với nước: Cho bé chơi đùa với nước khi đang tắm. Có bé lại rất thích ngắm vòi nước chảy.
3. Chọn đồ chơi
6 tháng tuổi: Hãy tìm món đồ chơi có phản ứng khác nhau khi có một hành động khác nhau (chẳng hạn, khi ấn vào phím này, phát ra âm thanh này; khi vặn vào nút kia, có chuyển động khác).
7 tháng tuổi: Đồ chơi cung cấp một bất ngờ như bông hoa khi mở hộp là lựa chọn tuyệt vời ở thời điểm này. Một chiếc thìa gỗ, một chiếc chậu nhôm giúp bé sẵn sàng tạo thành một ban nhạc.
8 tháng tuổi: Bé có thể bò tốt bây giờ và rất thích được chơi đùa cùng bố, mẹ. Hãy cho bé một bát nhựa lớn, thìa gỗ và các đồ vật được đặt vào bên trong cái bát. Những hình khối đa dạng là cách hoàn hảo để bé phát triển kỹ năng vận động.
9 tháng: Tất cả những gì bé yêu thích thời điểm này là bò theo một chiếc xe tải đồ chơi và được dạy nhấn nút để tạo ra âm thanh. Đồ chơi với các nút điện tử, tạo ra nhiều tiếng ồn khác nhau được đánh giá cao.
10 tháng: Đồ chơi như ghép gỗ, búp bê tạo âm nhạc hợp với các bé gái. Bây giờ, bé của bạn sắp biết đi nên đồ chơi giúp bé chuyển động như ngựa gỗ, đồ chơi kéo-đẩy sẽ hợp với bé. Những bài tập này giúp bé di chuyển, làm bài tập cho đôi chân để chuẩn bị học đi.
11 tháng: Sách ảnh là lựa chọn tốt ở giai đoạn này vì bé có thể không còn thích nhai sách nữa. Các loại nhạc cụ như chuông, trống… cũng thu hút bé vì bé sẽ học cách để tạo ra âm thanh từ chúng.
12 tháng: Bé bắt đầu độc lập hơn, đi khắp nhà với sự giúp đỡ của bố mẹ. Đồ chơi âm thanh và đồ chơi bé ngồi lên được và đẩy đi là hấp dẫn nhất. Các bé cũng thích chơi nước nên một bát nước, cùng vài cái thìa, cốc nhựa cũng là niềm vui bất tận với bé. Hãy cho bé chơi trên ghế ngồi cao dành cho bé, trên một cái khăn lớn dưới sàn nhà hay bên ngoài, ở nơi râm mát.
Ảnh minh họa: Internet
Theo VC Corp

Trẻ 1 tuổi thường tỏ vẻ sợ trong vài tình huống, dùng cử chỉ đơn giản như lắc đầu ‘không’ hoặc vẫy tay tạm biệt, khám phá đồ vật bằng nhiều cách, như lắc, đập, ném, có thể nâng đầu lên và bắt đầu đẩy lên khi nằm sấp...
Cách trẻ chơi, học, nói, và hành động là những đầu mối quan trọng về sự phát triển của trẻ. Các cột mốc phát triển là những điều đa số trẻ có thể làm ở một lứa tuổi nào đó.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên Trưởng khoa Tâm lý, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đưa ra một số gợi ý về những điều đa số trẻ làm ở sinh nhật thứ nhất:
Về mặt xã hội, cảm xúc
- Trẻ nhút nhát hoặc dễ bị kích thích với người lạ.
- Khóc khi cha mẹ rời khỏi.
- Có những đồ hoặc người được ưa thích.
- Tỏ vẻ sợ trong vài tình huống.
- Đưa cho bạn một quyển sách khi trẻ muốn nghe một câu truyện.
- Lặp lại âm thanh hoặc hành động để gây sự chú ý.
- Đưa tay hoặc chân để giúp mặc áo quần.
- Chơi ú òa.
Về ngôn ngữ, giao tiếp
- Đáp ứng với những yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Dùng cử chỉ đơn giản, như lắc đầu ‘không’ hoặc vẫy tay tạm biệt.
- Phát âm thanh với sự thay đổi giọng, giống như lời nói.
- Nói ‘ma ma’ và ‘đa đa’ và thán từ như ‘ú ồ!’.
- Thử nói những từ bạn nói.
- Nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề).
- Khám phá đồ vật bằng nhiều cách, như lắc, đập, ném.
- Tìm vật được giấu một cách dễ dàng.
- Nhìn đúng hình hoặc vật khi được nói tên.
- Bắt chước cử chỉ.
- Bắt đầu dùng đúng đồ vật, ví dụ: uống từ ly, chải tóc.
- Đập hai vật với nhau, để đồ vào và lấy đồ ra từ vật chứa.
- Thọc với ngón trỏ.
- Theo sự hướng dẫn đơn giản như ‘nhặt đồ chơi lên’.
Về cử động, phát triển thể chất
- Có thể nâng đầu lên và bắt đầu đẩy lên khi nằm sấp.
- Cử động nhẹ hơn với tay chân.
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, cần nói với bác sĩ về các mốc mà trẻ đã đạt được và những điều kỳ vọng cho giai đoạn kế tiếp.
Cần gặp bác sĩ ngay khi trẻ có các biểu hiện:
- Không bò.
- Không thể đứng có hỗ trợ.
- Không tìm được những vật bé thấy bạn giấu.
- Không nói những từ đơn giản như ‘ma ma’ hoặc ‘đa đa’.
- Không học những cử chỉ như vẫy tay hoặc lắc đầu.
- Không chỉ đồ vật bằng ngón trỏ.
- Mất các kỹ năng đã đạt được.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Vnexpress.net
Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con. Khi tiếp xúc, cố gắng dùng ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ không lời, khi bé muốn yêu cầu điều gì, người lớn cần dùng lời nói để diễn tả trước khi đưa đồ vật, qua đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.
Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM khuyên, ngay từ khi trẻ chào đời, cha mẹ nên chú ý dạy con cách giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua cử chỉ, lời nói.
Thông thường khi được 12 tuần tuổi trẻ đã biết cười khi người khác nói chuyên với mình và phát âm thanh ‘ê...a’, 16 tuần bé biết quay đầu về phía giọng nói phát ra... Nếu trẻ đến từng mốc giai đoạn mà chưa đạt được các tiêu chuẩn trên, nên đưa bé đi khám, bởi những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý thường bị những rối nhiễu về ngôn ngữ.
Để phụ huynh có thể đối chiếu, bà Minh nêu khái quát các đặc điểm phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi như sau:
Sự phát triển nhận thức:
- Từ 3 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng nhìn mọi người và mọi vật chăm chú hơn. Bé bắt đầu biết tìm hiểu về cơ thể mình như chăm chú nhìn các ngón tay, bàn tay, theo dõi cử động của tay, dang cả hai tay và đặt tay này lên tay kia.
- Từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ thường cảm nhận mọi vật xung quanh bằng mắt. Các em tìm hiểu thế giới bằng cách sờ mó vào vật mà chúng nhìn thấy. Bé có thể dõi theo những vật chuyển động. Vừa dõi theo vật mình thích, trẻ vừa đập chân đập tay, vừa phát ra những âm thanh sung sướng. Bé còn có khả năng bắt chước các biểu hiện nét mặt khác nhau của người lớn. Đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển và gìn giữ mối liên hệ tình cảm giữa trẻ và cha mẹ.
Nhằm phát triển khả năng nhận thức cho bé, cha mẹ và người chăm sóc nên thường xuyên đưa trẻ đi dạo chơi để bé có thể quan sát cảnh vật xung quanh. Như thế sẽ giúp trẻ làm quen và thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng mới mẻ về thế giới bên ngoài.
Đặc điểm phát triển trí nhớ:
Từ 4 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt giữa vật cũ và vật mới. Bé có xu hướng thích nhìn các đồ vật mới hơn, điều đó chứng tỏ rằng trẻ nhớ rõ các đồ vật mà chúng được nhìn thấy trước đó. Để bắt chước người lớn, trẻ cần phải ghi nhớ các âm thanh và hành động của người lớn. Để nhận ra mẹ thì trẻ phải nhớ khuôn mặt mẹ, giọng nói của mẹ. Để tìm được đồ chơi bị giấu trước mắt, trẻ phải nhớ lại nơi mà món đồ đó được giấu.
Nắm bắt được đặc điểm này, cha mẹ cần nên tổ chức nhiều hoạt động, nhiều trò chơi lặp đi lặp lại để rèn luyện trí nhớ cho con. Khi chơi, nên sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt nhằm giúp bé phát triển trí nhớ và khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ:
Ngay từ khi mới sinh, trẻ đã có cách biểu hiện những đòi hỏi, mong muốn trước cha mẹ. Ví dụ: Bé khóc khi muốn ăn, ọ ẹ khi tã lót bị ướt. Đến thời điểm gần một năm tuổi, hầu hết trẻ đã biết phát âm từ đầu tiên. Trẻ đã học được các cách thức giao tiếp cơ bản với người lớn. Trình độ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động giao tiếp của người lớn với trẻ.
- 12 tuần tuổi: Cười khi người khác nói chuyện với mình, phát ra âm thanh ‘ê...a’.
- 16 tuần: Quay đầu về phía giọng nói phát ra.
- 6 tháng tuổi: Từ âm thanh ‘ê a’ chuyển sang nói bập bẹ.
- 8 tháng tuổi: Phát âm lặp đi lặp lại các âm tiết như ‘ma ma’, ‘ba ba’...
Để giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn từ, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Khi tiếp xúc, luôn dùng lời nói, cả ngôn ngữ không lời, khi trẻ yêu cầu một điều gì, cần dùng ngôn ngữ diễn ra trước khi đưa đồ vật. Như thế sẽ giúp bé phát triển tối ưu khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: Nếu trẻ chỉ cốc nước, người lớn không nên đưa ngay mà nên vừa chỉ cốc nước vừa nói: ‘Con muốn cốc nước phải không?’ hay ‘Mẹ sẽ lấy cốc nước cho con nhé?’.
Mặt khác nếu trẻ đến từng mốc giai đoạn mà chưa đạt được các tiêu chuẩn trên, nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi. Trên thực tế, những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý thường có những rối nhiễu về ngôn ngữ.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Vnexpress.net
iliadin Các bậc phụ huynh đã bỏ qua những mặt trái khi dùng thuốc mà chỉ quan tâm đến tác dụng tức thời mà thuốc đem lại cho trẻ.
Tiến sĩ Pradeep Raut của bệnh viện Kinder Clinic tại Singapore đã chia sẻ ý kiến ​​của mình về 8 sai lầm phổ biến nhất các phụ huynh thường mắc phải khi sử dụng thuốc.

1. Dùng thuốc quá liều cho bệnh cảm cúm thông thường

Sai lầm thường mắc phải khi cho trẻ uống thuốc - ảnh 1
Bạn ghét phải nghe thấy tiếng ho của con hàng đêm khi chúng bị cảm, vì thế bạn tới thẳng hiệu thuốc gần nhất và mua ngay một lọ thuốc trị cảm và ho.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Raut cho rằng những loại thuốc trên tuy có thể phần nào giúp chữa cho đứa trẻ đỡ sổ mũi nhưng lại có tác dụng rất ít cho cả quá trình trẻ mắc bệnh.
Tương tự, theo một số chuyên gia ngành dược, nhiều loại thuốc bạn có thể tự mua tại nhà thuốc có chứa các thành phần giống nhau dù chúng được dùng để chữa các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, nhiều thuốc chữa cảm cho các triệu chứng khác nhau đều chứa paracetamol.
Vậy nếu bạn cho con dùng loại thuốc trên để chữa ngạt mũi, rồi lại dùng Panadol để chữa sốt, thì thực chất con bạn đang bị dùng gấp đôi liều thuốc, và điều này là không hề tốt cho sức khỏe của đứa trẻ.

Bạn nên làm gì?

- Hãy thử dùng các loại thuốc tự nhiên để làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường.
- Đừng bao giờ cho con bạn dùng hai liều thuốc cùng một lúc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

 2. Ngưng sử dụng kháng sinh khi chưa hết liều

Nhiều người trong số chúng ta đã mắc lỗi này: khi thấy con có vẻ đỡ hơn, chúng ta liền ngưng không cho con uống nốt chỗ kháng sinh còn lại bởi cứ nghĩ rằng không cần thiết phải cho con uống kháng sinh nữa.
Kháng sinh được dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nếu bạn không dùng kháng sinh đủ liều, các con vi khuẩn gây bệnh ấy sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn, mà còn gây tái nhiễm.
giải thích của tiến sĩ Raut, vi khuẩn gây bệnh luôn phát triển thêm và thời gian sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của chúng. Vì vậy, để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, cần phải dùng thuốc kháng sinh có liều dùng lâu hơn so với tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn.

Lời khuyên dành cho bạn:

Hãy cho con uống đầy đủ và hết đợt kháng sinh, kể cả khi bạn thấy là con đã khỏe hơn rất nhiều rồi.

3. Mục đích dùng thuốc không phải là để chữa bệnh

Trước khi lên máy bay, có bao giờ bạn cho con uống chút siro ho cốt để làm cho con buồn ngủ? Nếu quả thực bạn đã làm vậy, thì bạn nên xem lại vì bạn đã không lường trước được tác hại mà thuốc gây ra. Các nhà nghiên cứu của Đại học dược Georgetown cho rằng các loại thuốc gây buồn ngủ mà trẻ thường uống trước khi lên máy bay thực chất lại làm cho một số trẻ trở nên hiếu động hơn.

Mách nhỏ:

Thay vì cho con uống thuốc, bạn hãy mang theo thật nhiều đồ chơi, sách truyện, đồ ăn và chuẩn bị sẵn tâm lý để thật sự kiên nhẫn khi cùng đi du lịch bằng máy bay với bọn trẻ.

4. Tính liều lượng thuốc dựa vào độ tuổi, thay vì dựa vào cân nặng của trẻ

Sai lầm thường mắc phải khi cho trẻ uống thuốc - ảnh 2
Tiến sĩ Raut cho biết nếu như bạn dùng thuốc chỉ dựa vào độ tuổi của trẻ thì có thể đứa trẻ sẽ bị dùng thuốc không đủ liều hoặc quá liều. Hai khả năng trên sẽ có thể gây ra nhiều phiền phức nên tốt nhất là chúng ta nên tránh mắc phải lỗi này.
Việc mỗi đứa trẻ chuyển hóa thuốc khác nhau như thế nào phụ thuộc vào cân nặng của chúng, chứ không phải là độ tuổi. Các chuyên gia ngành dược giải thích khi những đứa trẻ có cân nặng khác nhau cùng dùng một liều thuốc giống nhau thì sự khác nhau trong khả năng hấp thụ thuốc của từng đứa trẻ là vô cùng quan trọng.
Các nghiên cứu chỉ ra trẻ bị thừa cân sẽ hấp thu caffeine và dextromethorphan (thuốc tác dụng trên đường hô hấp, giúp giảm ho) nhanh hơn so với những trẻ cùng tuổi nhưng có cân nặng bình thường. Vậy nghĩa là những bé nặng cân hơn cần dùng lượng thuốc lớn hơn so với hướng dẫn sử dụng mà hãng thuốc đưa ra.

Bạn nên làm gì?

Nếu như con bạn bị thừa cân hay thiếu cân so với độ tuổi mà hãng thuốc chỉ định liều dùng thì trước tiên nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Khi kê đơn thuốc, các bác sĩ cũng thường tính liều lượng thuốc dựa vào cân nặng của bé.

5. Không đo lượng thuốc chính xác

Chúng thường dùng thìa để đo lượng pha chế đồ uống, nhưng nếu dùng thìa để đo lượng thuốc thì chưa hoàn toàn là phù hợp. Thực tế, nhiều loại thìa trong nhà bếp không có kích cỡ giống nhau, vì vậy dùng thìa để đo lượng thuốc có thề dẫn đến việc dùng thuốc quá liều.
Việc dùng cốc để đo lượng thuốc cũng như vậy. Một nghiên cứu của Đại học dược New York chỉ ra rằng đến 70% số phụ huynh dùng cốc đo lượng thuốc thường đổ thuốc đầy hơn mức quy định. Các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ bởi vì vài phụ huynh luôn nghĩ đổ đầy cốc mới đúng liều hoặc họ không nhìn vào phần đánh dấu liều lượng khi đổ thuốc vào cốc. Để đo lượng thuốc được chính xác, bạn nên:
Không dùng thìa để đo lượng thuốc nữa mà hãy dùng xi lanh để thay thế. Một nghiên cứu nhi khoa cho thấy, đong thuốc theo đơn vị đo ml giúp làm giảm hẳn một nửa nguy cơ mắc lỗi khi sử dụng thuốc.

6. Dùng quá liều trong cùng một loại thuốc

Khi con bị sốt, các phụ huynh thường cho con uống Panadol. Sau một giờ đồng hồ, thấy con vẫn sốt cao, họ lại cho con uống thêm Panadol. Như vậy, họ đã cho con uống thuốc quá liều và có thể sẽ vô cùng có hại cho sức khỏe của đứa trẻ.

Thay vào đó, ta nên làm gì?

Bạn không nên cho con uống paracetamol 4 lần trong vòng 24 giờ, vì vậy bạn phải đợi cho đủ 6 tiếng thì mới cho con uống thuốc một lần. Để không bị quên giờ, bạn nên ghi lại thời gian mỗi khi bạn cho con uống thuốc.

7. Sốt nhẹ cũng cho con uống thuốc

Sai lầm thường mắc phải khi cho trẻ uống thuốc - ảnh 3
Thực ra sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể của đứa trẻ đang làm việc hết sức để chiến đấu chống lại căn bệnh. Nếu như con bạn chỉ bị sốt nhẹ, bạn không nên cho con dùng thuốc ngay, hãy để cho cơ thể của con có cơ hội chống trọi lại được con vi trùng gây bệnh trong người. Điều đó cũng giúp con tăng cường hệ miễn dịch.
Tiến sĩ Raut cũng cho rằng nhiều trẻ có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cơ thể lên đến 39 độ, trong khi một số khác lại mới có 38 độ đã tỏ ra mệt mỏi. Dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm sốt, còn nguyên nhân gây bệnh thì không chắc là thuốc đã chữa được. Thay vì dùng thuốc, bạn nên:
- Nếu như con bạn không sốt cao, hãy tìm các cách khác để hạ sốt. Ví dụ, bạn có thể chườm khăn ẩm lên trán, lau nách cho con, sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
- Bạn nên nhớ, trẻ sơ sinh bị sốt cũng cần phải đặc biệt để ý. Dù em bé có bị sốt nhẹ, bạn cũng không nên chần chừ đưa con đến chỗ bác sĩ ngay.

8. Dùng lẫn lộn cả thuốc Đông y với thuốc Tây y

Các loại thuốc cổ truyền và thuốc Tây y có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Để kết luận hai loại thuốc trên có tác dụng hỗ trợ hay gây hại cho nhau hay không là rất khó.

Gợi ý dành cho bạn:

Nếu như con bạn đang dùng thuốc Đông y, mà bác sĩ lại chỉ định cho dùng thuốc Tây, bạn nên nói cho bác sĩ biết về loại thuốc mà bạn đã cho con dùng. Và ngược lại, nếu con bạn đã uống thuốc Tây rồi mà bạn lại đưa con khám Đông y, cũng hãy nói với thầy thuốc về loại thuốc bạn đã cho con uống.
(Ảnh minh họa: Internet)
Theo Null/Afamily.vn/Ttvn
Iliadin Bà bầu Nguyễn Thị Ngọc Hân ở TP HCM ngâm chân với bã trà, muối, gừng, chanh và sả để có giấc ngủ thẳng tới sáng.
Ngọc Hân cho hay các mẹ bầu từ tháng 7 trở đi sẽ có dấu hiệu chân bị phù nề(nhiều người sẽ bị sớm hơn tuỳ cơ địa) vì nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân nhiều, cộng thêm ăn mặn, ít vận động, ngồi lâu và ngồi nhiều.
'Theo Hiệp hội mang thai Mỹ, cơ thể phụ nữ có bầu tạo ra máu và dịch nhiều hơn khoảng 50 phần trăm so với trước khi mang thai. Một số chất lỏng này tích tụ ở bàn chân và mắt cá chân, một tình trạng phổ biến được gọi là phù nề', Hân chia sẻ.

Sau khi đi máy bay về, vì ngồi nhiều nên mu bàn chân cô có hiện tượng phù nề nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Một số mẹ bầu bị nặng có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển. Hân thấy hiện tượng phù nề giảm hẳn sau khi tập thể dục. Mang thai gần 8 tháng, cô thường ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Việc này theo cô 'cực kỳ có ích' cho các mẹ bầu, đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ ba. Ngâm chân giúp giảm tình trạng sưng và căng thẳng ở bàn chân.
Trước khi áp dụng phương pháp trên, Hân tìm hiểu cả Đông lẫn Tây y. 'Chân là gốc của cơ thể. Bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho đôi bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Chân thường xuyên tiếp đất, trong khi đất thuộc âm, lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp', bà bầu xinh đẹp nói.
Trong Tây y, bàn chân là 'trái tim thứ hai' chứa nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não. Chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Khi thai được gần 8 tháng, Hân bắt đầu ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Nhờ đó, cô ngủ thẳng giấc và ban đêm không dậy đi vệ sinh nhiều như các bà bầu thường gặp.
Mẹ bầu chia sẻ cách ngâm chân thảo dược giúp ngủ ngon hơn - ảnh 1

Ngâm chân thảo dược giúp bà bầu giảm phù nề chân và ngủ ngon hơn

Phương pháp ngâm chân Ngọc Hân hay áp dụng gồm các thành phần sau:

1. Bã trà
2. Một muỗng muối hột. Ngâm chân với muối đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai vì muối điều chỉnh hơn 300 phản ứng sinh hóa, các phụ tá của cơ bắp và chức năng thần kinh, giữ cho xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch
3. Xả tươi (đập dập khoảng ba nhánh), gừng tươi một nhánh (giã ra) hoặc cắt thành lát (ngâm lâu hơn cho ra chất), chanh một trái (cắt nhỏ ra)
Cách làm: Đổ trà vào nước đun sôi. Sau đó trộn các thành phần còn lại vào thau gỗ hoặc inox (không nên dùng thau nhựa vì có thể ra các tạp chất không tốt. Đợi khoảng 10-15 phút cho các thành phần hoà lẫn vào nhau. Pha thêm với nước lạnh (sờ vào vừa đủ ấm là được) rồi cho chân vào ngâm. Chuẩn bị khăn để lau chân.
Lưu ý:
1. Phụ nữ mang thai chỉ nên ngâm chân ở nhiệt độ vừa phải, không nên ngâm với nước quá nóng, dưới 37 độ C là tốt nhất. Nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ, tăng nhịp tim và làm giảm lưu lượng máu đến em bé.
2. Ngâm bàn chân khoảng 15-20 phút là được (không ngâm quá 30 phút) và nước phải ngập trên cổ chân. Ở cổ chân có ba đường kinh dương, ba đường kinh âm. Phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt làm khí huyết trong kinh mạch này lưu thông, từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
Mẹ bầu chia sẻ cách ngâm chân thảo dược giúp ngủ ngon hơn - ảnh 2

Mẹ bầu xinh đẹp tận hưởng cuộc sống thoải mái suốt thai kỳ

Công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân với phụ nữ mang thai:

1. Giảm phù nề một cách rõ rệt

2. Giảm mất ngủ

Nước ấm, muối, bã trà, các thành phần trên sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân. Trong khi ngâm, việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.

3. Xóa tan mỏi mệt

4. Giảm đau do viêm khớp:

Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể. Khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế 'nóng giãn, lạnh co cục bộ'. Vì thế, nếu đang bị đau nhức các khớp xương, viêm dây thần kinh ngoại vi, nên sử dụng phương pháp này.

5. Giữ cho chân không bị lạnh:

Khi thời tiết lạnh hoặc những người hay ngủ với điều hòa nhiều thường bị cóng chân. Việc này khiến bạn khó chịu, thậm chí mất ngủ vì bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể. Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong khăn khô để chân luôn ấm.

6. Trị các bệnh ngoài da và khử mùi hôi chân

Với phụ nữ sau sinh, đây là thời điểm cơ thể đang yếu (theo cách nói của người xưa), dễ bị bệnh. Vậy nên, phụ nữ thường được khuyên đi tất suốt thời gian ở cữ (khoảng một tháng) cũng chính là nhằm giữ ấm đôi chân. Suốt 9 tháng 10 ngày và quá trình sinh nở làm cho phụ nữ hao tổn khí huyết. Ngâm chân chính là việc ôn ấm làm tăng dương khí.
Khí huyết lưu thông điều hòa giúp lục phủ ngũ tạng, cân cơ não bộ được nuôi dưỡng đầy đủ, nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh. Ngâm chân xong thường mang lại cảm giác rất khoan khoái, dễ chịu, tạo giấc ngủ sâu.
Ngoài ra, các mẹ bầu nên hạn chế ngồi một chỗ, cố gắng đi bộ, vận động nhiều để tuần hoàn máu tốt hơn và nên kê gối cao dưới chân khi ngủ, sáng mai dậy sẽ thấy chân giảm phù hẳn.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Hân/Vnexpress.net
Vào mùa hè nắng nóng, bé bị ra mồ hôi nhiều nên dễ bị thiếu nước, ăn uống không ngon miệng, biếng ăn..Vì vậy những lúc thời tiết như thế này cha mẹ cần chọn cho bé một số loại món ăn mà vừa thanh nhiệt lại kích thích vị giác.
Những loại thực phẩm nên và không nên dùng trong mùa nóng


Xem thêm : Thực đơn ăn dặm


Thực đơn ăn dặm kiểu nhật

iliadin nhỏ mũi

Những ngày qua, cùng với nhiệt độ nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh đến các bệnh viện nhi cũng gia tăng hơn bình thường. 

- Trẻ bị sốt có nhiều nguyên nhân, nhưng mùa nắng nóng trẻ thường bị sốt nhiều vì bị mất nước mà cha mẹ không biết để bù đủ nước cho trẻ, và làm cho trẻ bị “khô” thêm bằng cách bật quạt vì nghĩ rằng để trẻ mát (khi nằm quạt trẻ bị khô niêm mạc vùng hầu họng dễ dẫn đến viêm mũi họng, viêm hầu họng).
Bình thường một trẻ có cân nặng 10kg, cứ mỗi giờ có thể mất 50-100cc nước và chất khoáng (qua việc tiết mồ hôi). Cho nên phải bù đủ nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước. Nước tốt nhất đối với trẻ là nước dừa (vừa có nước vừa có chất khoáng), nước tinh khiết, nước trái cây (cam, chanh...). Tuy nhiên, tùy theo sở thích của trẻ thích uống nước gì thì cho uống nước đó, trẻ sẽ uống được nhiều hơn.

* Khi trẻ bị sốt ở nhà hoặc ban đêm thì cha mẹ nên làm như thế nào ?

- Khi trẻ bị sốt trên 38 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, không nên để thân nhiệt tăng lên quá cao (hiện một số cha mẹ vẫn đợi bác sĩ khám rồi mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt là không đúng) và sau đó đưa trẻ đến bệnh viện khám. Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Cetamol (uống viên 100mg cho trẻ cân nặng 10kg, trẻ 15kg uống nửa viên 325mg), có thể mua để sẵn ở nhà. Đồng thời cho trẻ uống đủ nước.

* Còn khi trẻ bị ho - sổ mũi, ói và tiêu chảy thì nên xử lý thế nào?

- Có thể giảm ho bằng những loại thuốc nhẹ và dịu như Pecton hoặc Astex (ít độc). Nếu không có sẵn thuốc thì có thể dùng rau tần dày lá hoặc tắc chưng đường phèn cho trẻ uống. Trẻ bị sổ mũi thì nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (có bán sẵn ở nhà thuốc tây), thông thoáng đường thở cho bé bằng cách dùng tăm bông ngoáy mũi.
Vào mùa nắng trẻ cũng thường ăn uống kém hơn bình thường và dễ bị ói, tiêu chảy. Để tránh trẻ bị ói khi ăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần; không nên uống nhiều, ăn nhiều trong một lúc (trẻ 10kg trong một giờ chỉ nên ăn uống tối đa khoảng 100cc). Ăn nhiều hơn dễ bị ói. Để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

Nên:
Giữ cho da bé sạch, lau mồ hôi thường xuyên: Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì vậy, nếu bé vẫn ăn, vẫn bú, vẫn chơi, vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều, chỉ cần lưu ý:
- Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
 - Chọn kiểu quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt.
 - Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.
Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.
- Tắm cho bé thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
Duy trì chế độ ăn bình thường: Nắng nóng thường làm bé mệt mỏi, khó chịu, cộng với việc uống nhiều nước do nóng nực, đặc biệt là uống những loại nước ngọt có ga, dễ làm cho bé “no” giả tạo, gây tình trạng biếng ăn, ăn kém. Mặt khác, thời tiết nóng nực hoặc những chuyến đi chơi hè có thể làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống bình thường của bé. Do đó cha mẹ cần giữ đúng nhịp sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường các loại trái cây tươi, rau xanh trong khẩu phần ăn của bé.
Không nên:
- Cho bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người. Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
- Tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển, sông,…
- Mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách… Thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi.
- Cho bé uống các loại nước ngọt có ga, ăn những thức ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng.  

Vào mùa hè, thời tiết oi nóng là điều kiện để một số bệnh bùng phát, nhất là các bệnh ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…. Đặc biệt với trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng còn yếu, không dễ thích nghi được với môi trường bên ngoài. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào là đúng và an toàn nhất.


Tắm trẻ mùa nóng

1. Kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của bé, giữ cho phòng thoáng khí. Có thể luồn bàn tay mẹ vào bên trong quần áo của con hoặc đặt mu bàn tay mẹ lên gáy của bé.

2. Tắm cho trẻ hàng ngày
Tốt nhất bạn nên tắm cho bé mỗi ngày khi hè đến. Phải luôn chắc rằng bạn chuẩn bị đủ mọi thứ bạn cần gần tầm tay trước khi bắt đầu tắm cho bé – khăn tắm, tã lót và quần áo sạch. Giữ nước ấm nhưng không nóng, kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay. Việc vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hằng ngày giúp bé tránh được các bệnh mùa hè về da như rôm sẩy, mụn nước, hăm kẽ, thủy đậu, cầu khuẩn… Hơn nữa, vệ sinh sạch sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu và ngoan hơn.

Một số lưu ý khi tắm cho bé:
– Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C.
– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho bé.
– Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da.
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
– Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
– Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ
– Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng
– Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
Phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng sau khi sinh khoảng 5-7 ngày. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nến không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên lưu ý những trường hợp bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần…

3. Trách mất nước cho trẻ
Bé bú mẹ hoàn toàn không cần thêm bất kỳ chất lỏng nào nhưng bạn cần cho con bú ngắn, thường xuyên hơn để phòng mất nước. Nếu bé bú bình thì thỉnh thoảng, bạn cần bổ sung cho bé một thìa nước lọc từ nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai
Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, chứa nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại sự nhiễm trùng của các bệnh mùa hè.


4. Quần áo cho bé
Mẹ nên chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, nên chọn chất liệu cotton vì nó mát ( do ít hấp thụ nhiệt ) và khiến bé dễ thở. Mẹ nên chăm sóc da cho bé bằng cách lau mồ hôi thường xuyên, nếu quần áo bé bị ướt mồ hôi bạn cần thay quần áo khác cho bé, trách để mồ hôi gây cảm lạnh.


5. Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng.
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm,ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi đưa bé ra ngoài, bạn cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải hoặc khăn mỏng trên miếng chắn nắng. 


Các bệnh thường gặp của bé vào mùa nắng nóng



Có những loại bệnh thường gặp về da của bé. Tuy nhiên, những bệnh này không cần phải quá lo lắng vì chúng thường sẽ từ từ biến mất mà không cần phải can thiệp. Ví dụ, bé sơ sinh thường có những bớt màu tím, có những u mạch, hạt kê... Khi bé lớn hơn một chút, tự động những bớt và u hạt này sẽ “lặn” mất. 

Bệnh lác sữa: thường gặp ở các bé từ 3 tháng tuổi. Lác sữa tuy hay tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi bé khoảng 2 tuổi thì bệnh đột nhiên biến mất.

Rôm sảy: là loại bệnh về da rất phổ biến, nhất là ở những nơi nắng nóng. Bệnh sẽ nặng vào mùa hè oi bức vì bé ra mồ hôi nhiều, các tuyến mồ hôi bị chèn ép bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra được. Bé thường bị rôm sảy ở lưng, gây ngứa ngáy, quấy khóc.

Nên tắm cho bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm từ 35–37ºC, chỉ được dùng loại xà phòng dành cho em bé (chứa các loại vitamin, axit amin, muối khoáng và các nguyên tố vi lượng, đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ da không bị nhiễm trùng). Không dùng xà phòng thường, dễ làm khô da bé.

Các bé rất dễ bị mụn: do tăng tiết mồ hôi ở môi trường nóng, ẩm, do sốt, bé có thể bị nổi ban kê, nhất là ban kê đỏ do các ống bài tiết mồ hôi bên trong bị bít kín. Bệnh gây ra mụn nước đỏ, cứng ở vùng trán, thân trên, vùng bị hăm gây ngứa từng cơn.

Bệnh chốc: cũng rất thường gặp. Đây là bệnh nhiễm trùng da do liên cầu trùng.

Bé cũng dễ bị bệnh nhọt: là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh do tụ cầu, bệnh này có thể gây sốt, nhiễm trùng huyết.

Bệnh u mềm: lây là loại nhiễm trùng do virus, rất dễ lây lan. 


iliadin nhỏ mũi