WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label Dinh Dưỡng. Show all posts
Showing posts with label Dinh Dưỡng. Show all posts

Da đẹp nhanh chóng với tinh dầu bưởi Đà Nẵng - bí quyết xinh đẹp cho chị em phụ nữ

Thời gian qua có nhiều câu hỏi được đặt ra liệu rằng tinh dầu có thể chữa bệnh thì có thể làm đẹp da và cách thức thực hiện như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề làm đẹp da bằng tinh dầu Đà Nẵng như thế nào nhé!

Tinh dầu bưởi - tinh dầu Đà Nẵng giúp làn da trẻ đẹp như thế nào?

Ngoài vô vàn những chức năng như chăm sóc tóc, chữa bệnh… thì tinh dầu bưởi còn có chức năng làm đẹp. Có thể bạn sẽ không ngờ tới nhưng việc sử dụng tinh dầu bưởi nguyên chất tại Đà Nẵng có thể mang đến một sự hiệu quả bất ngờ. Tinh dầu bưởi được chiết xuất từ vỏ quả bưởi sau khi tách phần múi bạn có thể sử dụng phần vỏ bưởi bởi nó có rất nhiều tính năng. Thông thường hàm lượng tinh dầu có nhiều trong vỏ bưởi còn non hơn là những vỏ bưởi đã già, cho nên cần cân nhắc khi lựa chọn để sử dụng!
Ngoài ra, trong tinh dầu bưởi chứa nhiều hàm lượng các vitamin C tuyệt vời không những giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể của bạn. Ngoài ra với việc đề kháng cho cơ thể, giúp chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường bề ngoài và ánh nắng mặt trời giúp trẻ hóa da một cách hiệu quả. Như vậy, với làn da bị lão hóa, nổi mụn làn da kém mềm mại thì giải pháp sử dụng tinh dầu bưởi mang lại hiệu quả tuyệt vời cho bạn!

pharmacy-button

Sử dụng tinh dầu bưởi như thế nào là hiệu quả?

Để sử dụng tinh dầu có hiệu quả thì việc kết hợp tinh dầu nguyên chất song song với việc chăm sóc da một cách hợp lý, khoa học sẽ mang lại một làn da sáng mịn, mềm mại . Để trẻ hóa làn da của mình, bạn chỉ cần mỗi tuần thực hiện 1 lần việc nhỏ tinh dầu bưởi vào bát nước ấm sau đó chỉ việc đắp khăn kín đầu trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Cứ chăm chỉ đều đặn thì tinh dầu bưởi nguyên chất Đà Nẵng sẽ thấm sâu và giúp làn da trắng sáng và mịn mà lên trong một thời gian.
Đối với trường hợp trị mụn, để có làn da sạch mun bạn có thể sử dụng cách pha 2-3 giọt tinh dầu bưởi với 1 thìa dầu dừa hoặc dầu olive rồi thoa đều lên da và massage trong thời gian 15 phút. Một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy được tác dụng tuyệt vời của tinh dầu bưởi, mụn sẽ xẹp xuống, bên cạnh đó lượng nhờn trên da cũng được điều tiết hiệu quả hơn.
Vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau khi sử dụng smartphone, màn hình máy tính nhiều bạn hãy rửa mặt thật sạch và thoa tinh dầu bưởi lên da và rửa sạch sau 20 vừa giúp se khít lỗ chân lông vừa giúp da mềm mại hơn!

Không chỉ mang đến những tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh và làm đẹp, hãy sử dụng tinh dầu nguyên chất từ thiên nhiên thay vì lạm dụng mỹ phẩm để có làn da thật sự mạnh khỏe và xinh đẹp! Với tinh dầu Đà Nẵng ngoài việc mang đến những sản phẩm chất lượng, uy tín giá cả hợp lý thì đó còn là địa chỉ để có thể được tư vấn và chia sẻ nhiều hơn!
Nguồn: https://dinhduongplus.com/shop/tinh-dau-buoi-nguyen-chat-da-nang/

Những ngày qua, cùng với nhiệt độ nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh đến các bệnh viện nhi cũng gia tăng hơn bình thường. 

- Trẻ bị sốt có nhiều nguyên nhân, nhưng mùa nắng nóng trẻ thường bị sốt nhiều vì bị mất nước mà cha mẹ không biết để bù đủ nước cho trẻ, và làm cho trẻ bị “khô” thêm bằng cách bật quạt vì nghĩ rằng để trẻ mát (khi nằm quạt trẻ bị khô niêm mạc vùng hầu họng dễ dẫn đến viêm mũi họng, viêm hầu họng).
Bình thường một trẻ có cân nặng 10kg, cứ mỗi giờ có thể mất 50-100cc nước và chất khoáng (qua việc tiết mồ hôi). Cho nên phải bù đủ nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước. Nước tốt nhất đối với trẻ là nước dừa (vừa có nước vừa có chất khoáng), nước tinh khiết, nước trái cây (cam, chanh...). Tuy nhiên, tùy theo sở thích của trẻ thích uống nước gì thì cho uống nước đó, trẻ sẽ uống được nhiều hơn.

* Khi trẻ bị sốt ở nhà hoặc ban đêm thì cha mẹ nên làm như thế nào ?

- Khi trẻ bị sốt trên 38 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, không nên để thân nhiệt tăng lên quá cao (hiện một số cha mẹ vẫn đợi bác sĩ khám rồi mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt là không đúng) và sau đó đưa trẻ đến bệnh viện khám. Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Cetamol (uống viên 100mg cho trẻ cân nặng 10kg, trẻ 15kg uống nửa viên 325mg), có thể mua để sẵn ở nhà. Đồng thời cho trẻ uống đủ nước.

* Còn khi trẻ bị ho - sổ mũi, ói và tiêu chảy thì nên xử lý thế nào?

- Có thể giảm ho bằng những loại thuốc nhẹ và dịu như Pecton hoặc Astex (ít độc). Nếu không có sẵn thuốc thì có thể dùng rau tần dày lá hoặc tắc chưng đường phèn cho trẻ uống. Trẻ bị sổ mũi thì nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (có bán sẵn ở nhà thuốc tây), thông thoáng đường thở cho bé bằng cách dùng tăm bông ngoáy mũi.
Vào mùa nắng trẻ cũng thường ăn uống kém hơn bình thường và dễ bị ói, tiêu chảy. Để tránh trẻ bị ói khi ăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần; không nên uống nhiều, ăn nhiều trong một lúc (trẻ 10kg trong một giờ chỉ nên ăn uống tối đa khoảng 100cc). Ăn nhiều hơn dễ bị ói. Để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

Nên:
Giữ cho da bé sạch, lau mồ hôi thường xuyên: Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì vậy, nếu bé vẫn ăn, vẫn bú, vẫn chơi, vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều, chỉ cần lưu ý:
- Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
 - Chọn kiểu quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt.
 - Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.
Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.
- Tắm cho bé thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
Duy trì chế độ ăn bình thường: Nắng nóng thường làm bé mệt mỏi, khó chịu, cộng với việc uống nhiều nước do nóng nực, đặc biệt là uống những loại nước ngọt có ga, dễ làm cho bé “no” giả tạo, gây tình trạng biếng ăn, ăn kém. Mặt khác, thời tiết nóng nực hoặc những chuyến đi chơi hè có thể làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống bình thường của bé. Do đó cha mẹ cần giữ đúng nhịp sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường các loại trái cây tươi, rau xanh trong khẩu phần ăn của bé.
Không nên:
- Cho bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người. Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
- Tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển, sông,…
- Mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách… Thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi.
- Cho bé uống các loại nước ngọt có ga, ăn những thức ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng.  

Khi thiếu dưỡng chất, các bộ phận sẽ gửi tín hiệu cảnh báo. Chịu khó lắng nghe cơ thể, bạn sẽ dễ dàng nhận biết mình cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất nào
http://www.dinhduongplus.com/
1. Nhức đầu, nhức cơ thường xuyên
Khi bạn thường xuyên gặp các triệu chứng nhức đầu, nhức cơ, bị chuột rút, cơ thể bạn đang thiếu magie – chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ hệ thần kinh. Chế độ ăn thiếu kali, canxi, magie dẫn đến hiện tượng chuột rút, nhức cơ thường xuyên. Một số nghiên cứu cho thất, thiếu magie khiến bạn có nguy cơ đau nửa đầu, đau cơ cao hơn 41,6%.
2. Da mụn
Theo Dailyhealthpost, kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biểu hiện rõ ràng nhất ở những người có lượng kẽm thấp thường là mụn trứng cá. 
Vì khi thiếu kẽm, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể giảm, vết thương sẽ khó lành, giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch đồng thời làm tăng chuyển đổi hormone testosterone thành dihydro testosteron, tức làm tăng tiết bã nhờn quá mức và sừng hóa nang lông - nguyên nhân chính gây ra mụn.
3. Tóc khô, gãy
Một cơ thể khỏe toàn diện cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nang tóc khỏe cũng không ngoại lệ. Thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng có thể làm cho tóc khô giòn, rụng nhiều, da nứt nẻ, lưỡi sưng, chán ăn, mệt mỏi… Nguyên nhân của các dấu hiệu này có thể do sử dụng thuốc chống động kinh, kháng sinh trong thời gian dài khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
Nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể thiếu hụt protein, axit béo thiết yếu và các chất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm và sắt có liên quan đến rụng tóc, thưa tóc và mất sắc tố. Sự thiếu hụt các vitamin nhóm b như B5, B6, B1, biotin hay clo cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc luôn giòn, dễ gãy và không bóng mượt.
4. Gãy móng tay
Nếu móng tay sần sùi, dễ gãy, có đốm trắng thì bạn có thể đang thiếu chất sắt. Các đốm trắng trên móng tay là dấu hiệu của thiếu hụt chất kẽm. Các đường lằn, đường cong hiển thị dưới móng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Da khô ráp, nứt nẻ
Làn da của bạn bỗng trở lên khô ráp, thâm nám và đồi mồi… là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, trong đó có Omega 3. Omega 3 giúp giữ độ ẩm trong tế bào da, sản sinh collagen, hạn chế nếp nhăn và giữ cho bạn luôn tươi trẻ. Thiếu omega -3 dẫn đến hiện tượng tích tụ keratin – lớp protein cứng bảo vệ da khỏi chất độc hại và vi khuẩn, khiến da khô ráp, nứt nẻ, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng da mốc, nhiều tế bào chết ở khuỷu tay.
6. Tê bàn tay, bàn chân
Thường xuyên bị tê bàn chân, bàn tay là dấu hiệu bạn thiếu các vitamin B như B6 và B12, axit folic. Thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng trực tiếp các dây thần kinh ngoại biên trong da. Do đó, bạn cần ăn rau xanh nhiều lá như cải bó xôi, ăn trứng, đậu, thịt gia cầm và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu vẫn còn tê hoặc ngứa ran, bạn nên đi khám.
Khoai tây là nguồn thực phẩm tươi ngon và cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, chất xơ, sắt có lợi cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong khoai tây có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu, tốt cho cơ thể con người. Có 8 lý do khiến bạn không thể bỏ qua thứ củ rất giàu dinh dưỡng này.

Protein

Trong khoai tây chứa một lượng protein với giá trị gần tương đương như protein của trứng. Khoai tây còn chứa các a-xít amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin, tryptophan đóng vai trò quan trọng cho quá trình tăng trưởng của trẻ em.
Một chế độ ăn lấy khoai tây làm lương thực chủ đạo sẽ cung cấp 50-75% năng lượng và 80% nhu cầu nitơ trong thời gian dài, giúp đảm bảo nhu cầu tăng trưởng ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Năng lượng

Không giống với gạo, ngô, bột mỳ, khoai tây cho năng lượng thấp hơn. Khi để nguội lại có chỉ số đường huyết giảm thấp, rất tốt cho người cần ăn kiêng.

Khoai tây là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp vitamin, tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Chất béo

Khoai tây rất ít chất béo. Nếu có cách chế biến phù hợp, không dùng các chất ăn cùng có hàm lượng chất béo cao sẽ không làm tăng chất béo hay năng lượng khẩu phần của món ăn.

Vitamin C

Một củ khoai tây cỡ vừa (khoảng 200 gam) sẽ cung cấp nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành (70 gam) và gần đủ nhu cầu của trẻ nhỏ (30 gam). Thực phẩm này giúp bảo vệ tế bào luôn khỏe mạnh, giải trừ độc tố, chống dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch, hoạt hóa các hormon, làm lành vết thương và phòng chống các bệnh như ung thư, tim mạch.

Vitamin B6

Theo nhiều nghiên cứu, cứ 100 gam khoai tây lại có chứa 0,29 mg vitamin B6, chiếm 15% nhu cầu vitamin B6 đối với người lớn và 50% nhu cầu của trẻ dưới 5 tuổi. Thực phẩm này giúp tạo kháng thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn, duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, sức khỏe hệ tim mạch.

Kali

Khoai tây có chứa rất nhiều kali, giúp cơ thể duy trì tổng thể tích dịch, cân bằng a-xít và điện giải, góp phần vận chuyển các xung động thần kinh, giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng như nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành.

Chất xơ

Khoai tây được xếp vào nhóm rau giàu chất xơ gồm chất xơ không hòa tan tham gia vào quá trình thải loại độc tố trong cơ thể và chất xơ hòa tan giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, điều hòa glucose huyết.

Sắt

Tuy lượng sắt trong khoai không nhiều như một số thực phẩm khác nhưng nếu thường xuyên tiêu thụ, cơ thể sẽ hấp thu được một lượng đáng kể sắt để tạo máu, giúp phòng chống thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh sản. Đặc biệt, thành phần vitamin C cao có sẵn trong khoai hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt hiệu quả.

Lưu ý khi chế biến khoai tây

Khoai tây đã tồn tại và gắn bó với bữa ăn của hàng triệu gia đình trên toàn thế giới. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản với khoai tây và một vài nguyên liệu sẵn có, bạn có thể chế biến được món trứng chiên khoai tây cho bữa sáng năng lượng, thịt nhồi khoai tây cho bữa trưa thật đậm đà, chân giò hầm khoai tây để bữa tối dinh dưỡng và rất nhiều món ăn ngon miệng, đẹp mắt, chất lượng khác.
Để luôn chắc chắn rằng những củ khoai tây mình mua là những củ khoai tây tươi nhất, ngon nhất, hãy chọn cho mình những củ khoai tây với hình dáng cân đối, cứng, lớp vỏ vàng, mượt và sạch sẽ.
Vì sao nên ăn khoai tây hàng ngày - ảnh 2

Nên tránh chọn khoai có da nhăn nheo hoặc héo, đen mềm, đổi màu, các vết cắt hoặc bầm trên bề mặt vỏ hay vỏ đã chuyển màu xanh (Ảnh minh họa: Internet)

Theo kinh nghiệm dân gian, khoai tây sẽ giữ được nguồn dưỡng chất khi đưa vào cơ thể nếu bạn sử dụng, chế biến đúng cách. Theo đó, người tiêu dùng cần lưu ý những điều sau.
- Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.
- Không nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
- Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
- Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
Theo Nguyễn Linh/Vnexpress.net
Với nhiều người, ăn cơm nguội là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mà nhiều người khó lường trước.

Tác hại khó lường khi ăn cơm nguội


Gây ung thư

Rất nhiều người vì tiết kiệm hoặc vì tiện lợi nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt với dạ dày. Cơm nguội đã được hâm nóng rất khó tiêu hóa, vì thế, nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ung thư dạ dày.
Thành phần chủ yếu của cơm chủ yếu là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60oC trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là 'hồ hóa', sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.

Có hại cho đường tiêu hóa

Theo các chuyên gia cảnh báo cơm nguội để trên 6 giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn  phát triển, sản sinh ra các loại độc tố cực có hại cho đường tiêu hóa. Nếu cơm không được bảo quản tốt, các vi khuẩn trong không khí cũng tập trung lại đây sẽ khiến người ăn vào mắc phải một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt, đau đầu… Đặc biệt, đối với người già và trẻ em, chức năng tiêu hóa kém có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Dễ gây tăng cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thực tế, trong cơm nguội vẫn còn chứa khá nhiều tinh bột. Nếu quá lạm dụng cơm nguội trong bữa ăn hàng ngày, tinh bột vẫn sẽ được đưa vào cơ thể cùng với các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, khả năng giảm cân của kháng tinh bột bị hạn chế, thậm chí, nếu ăn quá nhiều còn có thể dẫn đến tăng cân.

Gây ngộ độc

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh, ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.
Thủ phạm gây nên chuyện này chính là một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Quá trình nấu chín gạo thành cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ.
Nếu cơm được ăn ngay sau khi nấu thì bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố.

Suy nhược cơ thể

Nhiều người sử dụng cơm nguội để giảm cân mà 'quên' đi các thực phẩm khác, cơ thể có thể bị rơi vào tình trạng suy giảm sức khỏe do thiếu đi các chất thiết yếu như protein, canxi, vitamin… Từ đó dẫn đến tình trạng mất cơ, cơ chảy nhão, suy nhược cơ thể.
Những đối tượng 'cấm' ăn cơm nguội - ảnh 1

Ăn cơm nguội sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet)

Những người không nên ăn cơm nguội

Người già, trẻ nhỏ

Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, tốt nhất chúng ta không nên ăn cơm nguội.

Người bị đau dạ dày

Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hóa hấp thu kém. Vì vậy cơm nguội là thực phẩm khó tiêu nên những người có tiền sử đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn.

Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cần ăn uống nhiều chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng, để mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con bú. Vì thế chị em phụ nữ trong giai đoạn này không được ăn các đối nguội đặc biệt cơm nguội vì ít chất dinh dưỡng mà lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Theo chia sẻ của Ths. Trần Quốc Hùng - giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít.

Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.
Các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa cũng không tốt, kể cả là cơm đã được bảo quản trong tủ lạnh.

Ngoài ra, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.

Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Theo Minh Tuyết/Afamily.vn/Ttvn
Chuối chứa hợp chất pectin, có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

1. Cung cấp năng lượng

Các vận động viên thường ăn chuối trước hoặc sau khi họ thi đấu, tập luyện. Đó là bởi vì chuối có tác dụng cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng thông qua việc điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.

2. Tốt cho người bị tiêu chảy

9 công dụng chữa bệnh thần kỳ của quả chuối - ảnh 1

Chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa: Internet)

Chuối rất tốt cho người bị tiêu chảy. Loại quả này cung cấp nguồn electrolyte tuyệt vời giúp bù lại các chất điện giải đã mất trong cơ thể.

3. Ngừa bệnh viêm loét dạ dày

Chuối là một trong những loại thuốc chống axít tự nhiên, là giải pháp hoàn hảo cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chuối cũng góp phần ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày.

4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chuối là thực phẩm tốt cho tiêu hóa, có tác dụng kích hoạt chức năng của các vi khuẩn có lợi.

5. Loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Chuối chứa một hợp chất pectin, có tác  loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

6. Tăng khả năng sinh sản

Chuối chứa enzyme bromelain giúp tăng cường khả năng tình dục và sinh sản ở nam giới.

7. Cải thiện tâm trạng

9 công dụng chữa bệnh thần kỳ của quả chuối - ảnh 2

Kali trong chuối giúp ngừa bệnh tim mạch (Ảnh minh họa: Internet)

Chuối giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng con người, đồng thời, giảm hội chứng tiền kinh nguyệt.

8. Giàu chất chống oxy hóa

Chuối giàu các chất chống oxy hóa, làm vô hiệu ảnh hưởng của các gốc tự do trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa nhiều chứng bệnh kinh niên, bao gồm bệnh ung thư.

9. Ngăn ngừa chứng đau tim và đột quỵ

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, hàm lượng muối thấp và kali cao trong chuối có tác dụng điều hòa huyết áp, phòng ngừa bệnh đau tim và đột quỵ.

Theo Thiên Bình/Doisongphapluat.com
Các nhà khoa học tin rằng họ có thể tạo ra một loại thuốc từ protein được tìm thấy trong chuối, giúp tiêu diệt vi-rút trước khi chúng xâm nhập cơ thể.



Các nhà khoa học đã tìm thấy các chất trong quả chuối có tác dụng điều trị cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, chảy nước mũi... rất hiệu quả.
Các nhà khoa học tin rằng họ có thể tạo ra một loại thuốc từ protein được tìm thấy trong chuối. Loại thuốc này có tên gọi là BanLec giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi-rút trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Ăn chuối giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm - ảnh 1

Chuối chứa các chất có thể chống lại nhiều loại vi-rút (Ảnh: Intermet)

Nghiên cứu này đã được tiết lộ cách đây 5 năm khi các nhà nghiên cứu phát triển một loại thuốc chống vi-rút song việc điều trị lại gây ra tác dụng phụ như sưng phù. Đến nay loại thuốc này đã an toàn hơn, thử nghiệm trên chuột cho kết quả điều trị chống lại vi-rút thành công ngoài mong đợi.
Tiến sĩ David Markovitz, người đứng đầu nghiên cứu nói: 'Những gì chúng tôi thực hiện sẽ tạo ra phương pháp điều trị cúm hiệu quả và phát triển sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt loại thuốc này còn chống lại các vi-rút nguy hiểm như Ebola, viêm gan C, SARS và HIV... Chúng tôi cũng hy vọng BanLec có thể hữu ích trong trường hợp khẩn cấp ứng phó đại dịch bệnh'.
Trong mùa cúm năm ngoái tại Anh, 12.807 người tử vong do cúm, tăng 25%. Các chuyên gia hy vọng loại thuốc này có thể được đặt trong một bình xịt mũi giúp mọi người dễ dàng sử dụng, giúp giảm thiểu, ngăn chặn đại dịch này.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.
Theo Lê Nga/Vnexpress.net

1. Mỡ máu cao và những nguy hiểm

Mỡ máu cao là hiện tượng rối loạn mỡ máu trong đó một số thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường.
Mỡ máu cao chủ yếu là do tăng mỡ máu cao chủ yếu là tăng cholesterol và triglycerid. Người ta thường đánh giá nồng độ mỡ máu bằng 2 xét ngiệm là định lượng nồng độ triglycerid toàn phần và nồng độ cholesterol toàn phần.
Nếu nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l và triglycerid toàn phần có giá trị nhỏ hơn 2,3mmol/l là bình thường. Vượt quá giá trị này được gọi là mỡ máu cao.
Mỡ máu cao khiến cho người bệnh phải đối diện với nguy cơ bị mỡ đóng vào trong mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa, dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu và làm vỡ mạch máu.

'Quét sạch' mỡ máu chỉ với 4 củ tỏi, 4 quả chanh - ảnh 1

Người bị mỡ máu cao phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật (Ảnh minh họa: Internet)

Đặc biệt, những người bị mỡ máu quá cao, tình trạng mạch máu bị bít, hẹp mạch máu nhiều hơn. Nếu xảy ra ở não thì có thể gây nên tai biến mạch máu não, nếu xảy ra ở ruột thì nguy cơ gây nên tắc mạch máu nuôi ruột dẫn đến hoại tử ruột.
Nếu xảy ra ở tim có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu xảy ra ở chi có thể gây tắc mạch máu chi...
Những hệ quả nguy hiểm do bệnh mỡ máu cao gây ra là người bệnh có nguy cơ mắc 7 bệnh nguy hiểm như bệnh viêm tụy, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh gan, đau và tê bàn chân, sa sút trí tuệ...

2. Giảm mỡ máu bằng tỏi và chanh

Trang Sức khỏe gia đình giới thiệu một bài thuốc dân gian lâu đời của Nga chữa bệnh mỡ máu cao rất hiệu quả. Cách làm như sau:
- Nguyên liệu: 4 củ tỏi, 4 quả chanh, 3 lít nước sôi để nguội.
- Cách làm: Tỏi bóc sạch vỏ. Chanh tiệt trùng bằng nước sôi, cắt thành miếng nhỏ. Xay nhỏ nguyên liệu trên với 3 lít nước sôi để nguội sau đó cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày.

'Quét sạch' mỡ máu chỉ với 4 củ tỏi, 4 quả chanh - ảnh 2

Tỏi và chanh là nguyên liệu dễ tìm, dễ làm để giảm mỡ trong máu (Ảnh minh họa: Internet)

- Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng tối đa 50ml chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình.
Chú ý: Bài thuốc trên cũng có thể sử dụng để làm sạch các mạch máu, nhưng phải sử dụng với liều lượng thấp hơn, khoảng 1 - 2 muỗng canh/lần.

3. Những bài thuốc chữa bệnh mỡ máu cao

Bài 1: 12g lá sen, 12g trạch tả, 15g phục linh, 12g hoa cúc, 15g ý dĩ, 10g râu ngô, 12g thảo quyết minh. Cho tất cả các vị nấu với 800ml nước, sắc còn 200ml. Lại đổ thêm 600ml sắc lần 2 còn 200mi. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng tiêu bớt lượng mỡ thừa trong máu.
Bài 2: 30g cam thảo, 25g câu kỷ tử sắc với 800ml nước lấy 200ml, uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.
Bài 3: 30g sơn tra, 10g lá sen dùng nấu nước uống thay trà.
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ máu.
Theo Thái Phong/Soha.vn/Ttvn
Nếu ăn chanh leo mà thấy có triệu chứng chảy máu, buồn ngủ hay mệt mỏi thì nên đến cơ sở gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Chanh leo là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, thường được mọi người sử dụng làm nước giải khát hấp dẫn và thơm ngon. Tuy nhiên, nếu như sử dụng chanh leo không đúng cách, sẽ có những nguy hại khôn lường đến sức khỏe.

Chanh leo, loại trái cây giàu dinh dưỡng

Nguy hiểm chết người vì ăn chanh leo sai cách - ảnh 1

Quả chanh leo rất giàu dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Chanh leo (hay còn gọi là chanh dây) có nguồn gốc từ Brazil, du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đây là loại quả rất đặc biệt, hình cầu, khi chín có màu mận tươi, ruột chanh leo màu vàng có vị chua thanh, hương thơm hấp dẫn.
Chanh leo được đánh giá là một trong những loại trái cây bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn góp phần dưỡng da mịn màng hơn. 
- Chanh leo chứa nhiều loại axít amin như tyrosin, glycin, valin… phù hợp với những trường hợp bị suy nhược cơ thể. 
- Chanh leo rất giàu vitamin A và vitamin C có tác dụng chống lão hóa da, cải thiện thị lực, có lợi cho hệ tim mạch, tốt cho phụ nữ đang mang thai và những người bị chứng mất ngủ. 
- Chanh leo rất giàu chất xơ, protein và các khoáng chất, vitamin cần thiết khác không gây béo phì, giảm nhức đầu, phù hợp với người bị bệnh huyết áp cao
- Đặc biệt, chanh leo tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong chanh leo giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tề bào ung thư.

Tác hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách 

Nguy hiểm chết người vì ăn chanh leo sai cách - ảnh 2

Ăn chanh leo không đúng cách rất nguy hại (Ảnh minh họa: Internet)

Chanh leo có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu bạn lạm dụng loại quả này, sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những nguy hại khôn lường cho sức khỏe và những tác dụng phụ mà bạn không ngờ tới được. 
Gây bệnh sỏi thận: Đối với những người bị viêm loét dạ dày, nếu sử dụng nhiều và thường xuyên chanh leo, các a-xít hữu cơ chứa trong đó sẽ có nguy cơ làm xuất hiện sỏi thận
Dễ gây dị ứng: Nếu như bạn sử dụng chanh leo không điều độ có thể bị nổi mề đay, khó thở và thậm chí là phù mạch máu. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều chanh leo có thể gây tác dụng phụ như bị nôn mửa, người cảm thấy mệt mỏi, thiếu minh mẫn…
Dễ bị bệnh viêm ruột thừa: Khi các bạn nuốt quá nhiều hạt chanh leo trong một thời gian dài, thường xuyên bạn sẽ dễ bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già. 
Nguy cơ bị chảy máu và gây buồn ngủ: Khi dùng chanh không đúng cách, một số thành phần có trong chanh leo có thể gây phản ứng với các loại thuốc an thần và một số loại thảo dược, tạo cảm giác luôn thèm ngủ. Riêng với thuốc chống đông, chanh leo có thể khiến chảy máu nhiều hơn.
Khi bạn có những triệu chứng kể trên thì cần tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời. Khuyến cáo không nên sử dụng chanh leo với mức độ quá nhiều cho phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú. 

Cách lựa chọn, bảo quản và sử dụng chanh leo

- Bạn nên lựa chọn những quả chanh leo có màu sắc tươi tắn, các quả đều nhau, không bị thâm đen, có mùi thơm dịu, bóp nhẹ chanh leo thấy hơi cứng là được. 
- Muốn bảo quản chanh leo tốt, bạn cần rửa thật sạch, để ráo nước 5-10 phút rồi buộc chặt vào túi ni lông để trong ngăn mát của tủ lạnh. Lưu ý là trong trường hợp nước chanh leo đã được pha chế sẵn, muốn giữ mát trong tủ lạnh bạn cần bọc giấy kính trong lên trên miệng cốc và nên sử dụng trong vòng 24 giờ.
- Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1-2 quả chanh leo. Nên chia nhỏ lượng dùng trong ngày để tránh tình trạng bị dị ứng, tác dụng phụ.
- Cách tốt nhất là bạn nên lọc bỏ những hạt chanh leo, chỉ giữ phần ruột chanh để tránh những nguy hại khôn lường cho sức khỏe.
- Bạn có thể sử dụng chanh leo một cách đa dạng trong việc làm ra các món ăn hấp dẫn như làm bánh, thạch chanh leo hoặc biến tấu thành các loại nước giải khát hấp dẫn để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời từ chanh leo với lượng dùng phù hợp nhất. 
Hồng Nam (TH)
Theo Suckhoedoisong.vn
Không chỉ dùng làm nước giải khát mà quả chanh còn có khả năng tăng cường trí nhớ, phòng chống loãng xương, tăng cường sinh lực...
Quả chanh là loại rau gia vị phổ biến trong căn bếp mỗi gia đình. Không chỉ được ưa thích khi pha làm nước giải khát, loại quả này còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như tăng cường trí nhớ, phòng chống loãng xương, tăng cường sinh lực, thậm chí là phòng ngừa ung thư.
Nghiên cứu đã cho thấy trong quả chanh có những hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư – mở ra một hướng đi mới cho việc điều trị ung thư.


Phòng ngừa ung thư
Cách dùng: Cắt 2 - 3 lát chanh mỏng thêm vào cốc nước nóng. Uống hàng ngày.
Hiệu quả: hàm lượng vitamin cao cùng với các chất chống ô xi hóa có trong quả chanh có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Hoạt chất có trong quả chanh thậm chí còn được so sánh với Doxorubicin – loại thuốc thường được dùng trong điều trị ung thư.

Quả chanh chống ung thư mạnh gấp 10.000 lần hóa trị - ảnh 1

Chanh tươi có khả năng chống ung thư

Cải thiện trí nhớ

Cách dùng: Uống một ly nước chanh vào mỗi buổi sáng với lượng vừa phải.
Tác dụng: Hỗ trợ tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng linh hoạt của tư duy. Hiệu quả này có được là do chanh có hàm lượng Vitamin C và Vitamin E đạt tiêu chuẩn cân bằng. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa của chanh cũng đã được chứng minh và kiểm nghiệm.

Giúp xương chắc khỏe

Cách dùng: Dùng chanh hàng ngày hoặc có thể thường xuyên dùng các loại quả chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam…
Tác dụng: Chất  a xít citric trong chanh giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ canxi, tăng cường mật độ xương, từ đó ngăn ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương.
Bên cạnh đó, việc sử dụng chanh hàng ngày sẽ có tác dụng chống lại salmonella – một vi khuẩn gây viêm đường ruột, giảm thiểu sản sinh lactic axít khi cơ thể mệt mỏi.

Chanh chống ung thư mạnh gấp 10.000 lần hóa trị - ảnh 2

Chanh tươi có khả khả năng cải thiện tình trạng loãng xương

Giảm nguy cơ huyết khối

Cách dùng: Uống nước chanh đều đặn.
Tác dụng: Làm giảm nguy cơ tắc tĩnh mạch sâu, giúp máu lưu thông trong hệ tuần hoàn và giảm nguy cơ huyết khối do trong nước chanh có chứa nhiều các chất a xít citric và polyphenol. Nước chanh thể điều hòa huyết áp, chống trầm cảm, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và các trở ngại về thần kinh.

Giúp vết thương nhanh lành

Cách làm: Khi bị thương, uống mỗi ngày một ly nước chanh với 2 -3 lát chanh mỏng sẽ có tác dụng tốt.
Hiệu quả: Với lượng Vitamin C dồi dào có khả năng chống viêm nên chanh được coi là “thần dược” giúp vết thương nhanh lành.

Bổ sung năng lượng

Cách làm: Khi mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm, hãy uống một ly nước chanh. Hoặc có thể uống loại nước này hàng ngày.
Tác dụng: Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngay cả hương thơm của loại trái cây này có tác dụng trấn an hệ thần kinh.

Quả chanh chống ung thư mạnh gấp 10.000 lần hóa trị - ảnh 3

Chanh tươi giúp sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Thanh lọc cơ thể

Cách làm: Uống nước chanh vào mỗi buổi sáng.
Hiệu quả: Thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hóa, đào thải độc tố.
Bên cạnh đó, chanh còn rất hiệu quả trong việc khắc phục chứng ợ nóng, táo bón, phòng chống sâu răng, làm nhanh lành vết thương ở vùng nướu, trị viêm họng.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng chanh mặc dù chúng có nhiều tác động tốt đến sức khỏe. Các bác sĩ khuyên nên vắt nửa quả chanh pha vào nước, chia làm hai lần uống mỗi ngày là tốt nhất.
Ảnh minh họa: Internet
BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú (Lưu Nhạn ghi)
Theo Suckhoedoisong.vn
Một số thực phẩm có thể kỵ nhau, nhưng cũng có loại nếu kết hợp vừa ngon miệng lại có thể phòng chống bệnh tật như 10 thực phẩm phổ biến dưới đây.


1. Cà chua + quả bơ = chống ung thư

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 1
Cà chua rất tốt nếu dùng chung với quả bơ, cả hai không chỉ có mùi thơm, hương vị và chất lượng tuyệt vời mà còn có lợi cho sức khỏe. Đơn giản, cà chua giàu chất chống oxy hóa giảm ung thư có tên là lycopen, chuyên môn gọi là carotenoid. Và chất béo lành mạnh, được tìm thấy trong quả bơ, chất béo này có khả năng 'gom' carotenoids từ dạ dày và đưa đi lan truyền khắp cơ thể. Kết hợp các chất chống ung thư nói trên trong món salad đầy màu sắc không chỉ ngon mắt, ngon miệng mà thực sự là vị thuốc quý có lợi cho sức khỏe con người.

2. Khoai lang + dầu dừa = giúp làn da khỏe đẹp

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 2
Khoai lang giàu vitamin A, giúp duy trì sức khỏe da và tóc. Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy vitamin A sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn khi kết hợp với nguồn chất béo như dầu dừa. Vì vậy, có thể dùng dầu dừa chiên khoai lang hoặc chế biến khoai lang thành các món ăn ưa thích sẽ có lợi lâu dài, nhất là sức khỏe da và tóc.

3. Táo + sô cô la = tốt cho sức khỏe tim mạch

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 3
Kiểu ăn kết hợp này thỏa mãn nhu cầu về chất ngọt và có tác dụng bảo vệ sức khỏe mạch máu. Táo là loại thực phẩm giàu flavonoid có tên quercetin, trong khi đó sô cô la thẫm màu lại giàu flavonoid có tên catechin.
Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Italia thực hiện trên mẫu máu của những người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy, hai chất flavonoid nói trên phản ứng với cục máu đông gây nên bởi collagen protein. (Khi mạch máu tổn thương, chúng bài tiết collagen vào máu, làm cho tiểu cầu kết dính, gây tắc nghẽn động mạch, dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ.) Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy khi quercetin và catechin kết hợp lại, nó sẽ ngăn chặn collagen tương tác với tiểu cầu trong máu, ngăn ngừa cục đông máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu không có táo có thể thay thế bằng nhóm quả mọng cũng có tác dụng tương tự.

4. Bột yến mạch + bơ lạc = tạo năng lượng dẻo dai

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 4
Sự kết hợp giữa carbohydrate phức (carbs) và chất béo lành mạnh như bơ lạc, nhất là cho bữa sáng sẽ tạo thêm năng lượng, giúp một ngày làm việc dẻo dai và năng suất. Carbs phức từ bột yến mạch giữ khỏe mạnh, còn chất béo từ bơ lạc giúp ổn định đường huyết vì vậy kết hợp hai thực đơn này trong bữa sáng sẽ rất lý tưởng, nhất là cho các vận động viên thể thao.

5. Đậu đen + chanh = giúp tăng cường sức khỏe phổi

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 5
Theo các chuyên gia ẩm thực Mỹ, trái cây dạng chanh cung cấp nhiều vitamin C, giúp cho sắt thực vật có trong các loại thực phẩm như: đậu đen có thể hấp thụ nhanh trong cơ thể con người. Vì vậy, ăn kết hợp hai món này sẽ giúp cho các tế bào khỏe mạnh, đặc biệt là tế bào phổi.

6. Hạnh nhân + sữa chua = tăng sức mạnh xương cốt

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 6
Vitamin A, D, và E tan trong chất béo được hoạt hóa và hấp thụ nếu được ăn kèm với các chất béo lành mạnh, như chất béo có trong hạnh nhân. Còn sữa chua lại là một nguồn vitamin D tuyệt vời, giúp khắc phục sự cố và củng cố sức khỏe xương cho con người. Vì vậy, ăn hạt hạnh nhân trong cùng sữa chua sẽ giữ cho xương chắc khỏe, hạn chế chứng loãng, mỏng và giòn xương khi về già.

7. Trứng luộc + chuối = tăng cường năng lượng

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 7
Đây là thực ăn vặt hoàn hảo ăn vào buổi chiều. Đơn giản, các loại đường hữu ích có trong chuối cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể, trong khi đó các chất béo lành mạnh và protein từ trứng lại giữ cho lượng đường trong máu từ ở ngưỡng ôn hòa và có lợi.

8. Chanh + cải xoăn = tiếp sức mạnh cơ bắp

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 8
Mọi người sẽ hài lòng khi biết ăn cải xoăn (kale) thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe cơ bắp. Đây là kết luận được dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Theo đó, nếu vắt chanh vào món rau dạng lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt (bina) hay củ cải Thụy Sĩ, sẽ tạo ra một phản ứng hóa học trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong các loại rau này, làm giảm hiệu ứng mệt mỏi cơ bắp. Vì vậy sau khi lao động hay luyện tập, hãy tăng cường ăn loại rau xanh dạng lá vắt thêm chanh tươi, vừa ngon miệng lại bổ ích cho sức khỏe.

9. Trà Kombucha + hạt điều = tăng khả năng miễn dịch

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 9
Thực đơn kết hợp trà Kombucha và hạt điều được xem là ngon miệng, và có tác dụng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Thành phần trà Kombucha có chứa men tiêu hóa, sinh tố và nhiều hợp chất hữu cơ. Nếu kết hợp sẽ làm tăng protein và kẽm, hai thành phần quan trọng cho sức khỏe hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu, các sản phẩm lên men như trà Kombucha còn giúp cải thiện sự hấp thu kẽm trong hệ thống ruột, thực đơn ăn nhẹ lý tưởng trong ngày cho con người.

10. Tỏi + cá = giúp kháng viêm

10 kết hợp thực phẩm đem lại siêu lợi ích cho sức khỏe - ảnh 10
Không còn nghi ngờ gì nữa, hương vị của hai món ăn này được xem là quà tặng của thiên nhiên ban cho con người, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chế biến cá với tỏi có tác dụng làm tăng các thành phần giúp giảm mỡ máu (cholesterol) có trong dầu cá. Bởi vậy, khi kết hợp hai thực đơn nói trên sẽ tạo ra món ăn kháng viêm tuyệt vời. Nếu có điều kiện, nên ăn đều đặn hàng tuần bởi nó có tác dụng tốt cho tim mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh bệnh mỡ máu cao (cholesterol cao).
Ảnh minh họa: Internet
Theo Khắc Hùng/Suckhoedoisong.vn
Trong dân gian người ta thường dùng hạt bí ngô (pumpkin seed) để ăn trong các dịp lễ tết. Đây là loại hạt thơm ngon và có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Bí ngô có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm nhưng thu hoạch vào mùa thu và đông, hạt sẽ có tác dụng cao nhất.

Tác dụng chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh u tuyến tiền liệt lành tính (BPH) là căn bệnh thường xuất hiện ở nhóm đàn ông trên 50 tuổi, đặc thù là tuyến tiền liệt bị sưng to. Theo nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy có một yếu tố làm tăng bệnh, đó là sự kích thích quá mức của các tế bào tiền liệt tuyến do testosterone và sản phẩm phụ của nó là dihydrotestosterone (DHT) gây ra. Dưỡng chất có trong hạt bí ngô hay còn gọi là dầu bí ngô, có khả năng làm giảm quá trình kích hoạt của hai hợp chất nói trên. Cơ chế trên hiện đang được khoa học nghiên cứu tiếp, người ta gọi những hợp chất hữu ích này là chất hỗ trợ, bao gồm ceratenoids, mỡ omega-3, kẽm…

Ăn hạt bí ngô, chữa vô vàn bệnh - ảnh 1

hạt bí ngô có chứa kẽm, có tác dụng làm tăng tỷ trọng khoáng chất cho xương (Ảnh minh họa: Internet)

Tác dụng bảo vệ xương

hạt bí ngô có chứa kẽm, có tác dụng làm tăng tỷ trọng khoáng chất cho xương, đặc biệt là đối với nhóm đàn ông trung niên. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học dinh dưỡng CAN của Mỹ mới đây cho biết, sau khi nghiên cứu ở 400 người đàn ông từ 45 - 92 tuổi, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nhóm người có khẩu phần ăn kẽm thấp thì mức độ gãy xương háng và cột sống rất cao, vì vậy hạt bí ngô là 'ứng viên' rất tốt cho việc ngăn ngừa căn bệnh nói trên ở đàn ông.

Chống viêm trong bệnh thấp khớp

Qua nghiên cứu cho thấy, hạt bí ngô có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tốt ở bệnh nhân thấp khớp, đặc biệt là có những chất giống như thuốc indomethacine, một loại kháng viêm none-steroid, nhưng nó lại không tạo ra các phản ứng phụ như indomethacine do không làm tăng mỡ xấu (lipid peroxide) trong lớp lót khuỷu gối, hiện tượng thường gặp ở những người thấp khớp dùng thuốc indomethacine.

Giàu các chất hữu ích

Đặc biệt là những nguồn dưỡng chất hữu ích như magiê, manggan, phốt pho, sắt, đồng, protein và kẽm như đã đề cập. Theo đó, 1/4 bát nhỏ có chứa tới 46,1% dưỡng chất magiê, 28,7% sắt, 52% mangan và 24% đồng cho nhu cầu cơ thể trong một ngày.


Tác dụng làm giảm cholesterol

Hợp chất có tên là phytosterol có trong cây trồng và trong bí ngô có cấu trúc tương tự như cholesterol và khi được cung cấp ở mức hợp lý thông qua ăn uống, nó sẽ có tác dụng tích cực làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu (dân gian gọi là mỡ máu), tăng cường miễn dịch trong cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh về ung thư. Phytosterol không chỉ có ở trong hạt bí mà còn có trong đậu nành, ngũ cốc, dầu dứa và một số loại quả khác. Riêng phytosterol có nguồn gốc từ các loại hạt được ví như bơ tự nhiên tốt nhất. Trung bình, cứ 100g hạt bí có tới 265mg phytosterol, còn ở lạc là 270 289mg/100g hạt.

Cách bảo quản và sử dụng hạt bí ngô

hạt bí ngô thường được thu hoạch từ sản phẩm quả già đủ tuổi, nhất là vào mùa thu - đông. Hạt phơi khô, chứa vào bình kín để tránh ẩm và tránh mối mọt. Sản phẩm hạt phải trắng, phồng và có mùi thơm tự nhiên. Có thể bảo quản nơi kín gió hoặc trong tủ lạnh để dùng trong nhiều tháng. Nếu để rời bên ngoài có thể dùng 1 - 2 tháng sau khi thu hoạch. Trường hợp dùng hạt bí ngô tươi thì làm như sau: Dùng tay bóc hết các loại hạt bí trong vỏ, dùng khăn tay mềm bọc hạt xoa để loại bỏ hết thịt dính bên ngoài, trải đều ra giấy phơi qua đêm. Sau đó cho vào chảo rang với nhiệt độ không quá 75oC, thời gian từ 15-20 phút. Chú ý giữ lửa, quấy đều để hạt chín mà không bị cháy. Nên nhớ rang ở nhiệt độ nhỏ và lâu sẽ giữ được hàm lượng dầu hữu ích có trong hạt. Có thể ăn trực tiếp, dùng hạt làm xúp, nộm salad, bổ sung thêm gia vị hành tỏi, dầu ô liu, chanh… cho dậy mùi. hạt bí ngô không phải là thực phẩm gây dị ứng và không có chứa các chất gây bệnh như goitrogen, uxalates hoặc purine.
Theo Khắc Hùng/Suckhoedoisong.vn
Trong đu đủ xanh có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp trị nám, tàn nhang và kích thích sự hoạt động của các tế bào da.
Sự thay đổi hoặc suy giảm estrogen (nội tiết tố nữ) là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của vết nám, tàn nhang ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trung niên hoặc tiền mãn kinh.

Đu đu xanh trị nám, tàn nhang cho làn da tươi trẻ - ảnh 1

đu đủ xanh có thể dùng để chữa nhiều bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Đông y coi đu đủ xanh là một vị thuốc, một loại mỹ phẩm từ tự nhiên giúp cải thiện làn da, trị nám và tàn nhang hiệu quả.
Theo một nghiên cứu, hàm lượng carotene trong đu đủ nhiều hơn tất cả các loại trái cây khác như ổi, chuối, táo. Cứ 100g đu đủ thì có 500-1250 IU carotene và 74-80mg vitamin C. Loại quả này còn chứa nhiều loại vitamin A, B1, B2 va chất khoáng như magie, sắt, kẽm, canxi, kali rất có lợi cho cơ thể. Vì thế, thường xuyên bổ sung đu đủ trong chế độ ăn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp làn da luôn tươi trẻ.

đu đủ xanh

Chưa hết, nước ép và nhựa khô của quả đu đủ còn là thành phần chính để sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc. Loại quả này còn là thành phần để làm ra nhiều loại mặt nạ làm đẹp da được phái đẹp nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng. Ở Island, phụ nữ thường dùng vỏ quả đu đủ xanh để làm mặt nạ dưỡng da và sở hữu làn da trắng mịn, không mụn trứng cá. Còn phụ nữ Nhật Bản lại tin dùng sản phẩm đu đủ lên men chống lão hóa có tên là 'Immun Age'
Cách làm: Dùng 1/2 trái đu đủ xanh, 1 cốc nước lọc. Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ thái thành những khúc nhỏ. Cho thêm chút nước và đu đủ vào máy xay sinh tố nghiền nát. Thoa hỗn hợp đó lên các vết tàn nhang. Sau khoảng 1 tiếng, dùng nước sạch rửa mặt. Nên thực hiện hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
BS Cẩm Tú (Lưu Nhạn ghi)
Theo Suckhoedoisong.vn
Một nghiên cứu của Đại học London (Anh) cho rằng ăn 800 g rau củ và trái cây mỗi ngày sẽ bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Rau củ và trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy nhiều người lại chưa biết cách ăn đúng và đủ. Dưới đây là những lưu ý khi ăn rau củ quả được tổng hợp từ trang BBC và Mirror.


5 phần liệu có đủ

Theo BBC, mỗi ngày một người trưởng thành nên ăn ít nhất 5 phần rau củ và trái cây, tương đương với 400 g. Đây cũng là định mức được Tổ chức Y thế Thế giới đưa ra.
Tờ Mirror mới đây đưa tin, nghiên cứu của Đại học London (Anh) cho rằng chúng ta nên ăn 800 g rau củ trái cây hàng ngày và đa dạng hóa để kéo dài tuổi thọ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những người ăn ít hơn 7 phần (tương đương 560 g) sẽ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 42%.
Một số nước như Nhật và Canada từ lâu đã khuyên người dân ăn ít nhất 7 phần rau củ quả mỗi ngày. Riêng Pháp cho rằng ăn 10 phần mới tốt. Ở Australia, chính phủ khuyến nghị thực đơn lúc nào cũng nên có 5 phần rau và 2 loại quả.

Sỗ lượng rau củ cần ăn mỗi ngày - ảnh 1

Rau củ và trái cây rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: newsfirst)

Một phần là bao nhiêu

Đối với người lớn, một phần rau củ, trái cây là 80 g. Đối với trẻ em, một phần là lượng thức ăn ngang với kích thước lòng bàn tay.

Có thể ăn 5 củ cà rốt thay cho các loại rau khác không

Câu trả lời là không. Trang BBC nhấn mạnh bạn cần ăn các loại rau củ, trái cây khác nhau để cơ thể hấp thụ đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Loại rau củ quả nào là tốt nhất

Hầu hết trái cây và rau củ đều có lợi. Nhìn chung, rau củ quả tươi sống là tốt nhất vì quá trình nấu nướng có thể làm mất đi chất dinh dưỡng. Nếu không thể mua đồ tươi, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm đông lạnh bởi chất dinh dưỡng vẫn được lưu trữ.
Ngoài ra, BBC lưu ý bạn khoai tây chủ yếu cung cấp tinh bột cho cơ thể nên không được tính vào lượng rau quả cần ăn mỗi ngày, khác với khoai lang và củ cải.

Có thể uống nước ép không

Có, nhưng nước ép chỉ được coi là một phần rau củ quả bởi lượng chất xơ đã bị giảm đi và bạn không nên bỏ thêm đường.
Bạn cũng có thể sử dụng trái cây đóng hộp nhưng phải là những loại không đường, muối và si rô.
Theo Minh Nguyên/Vnexpress.net