WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label Nuôi Con. Show all posts
Showing posts with label Nuôi Con. Show all posts
Với nhiều bố mẹ Việt, việc ăn uống của con đơn giản là ăn càng nhiều càng tốt nên thường xảy ra cảnh ép ăn, nhảy múa cho con ăn...
Hôm đó tôi đi ăn sáng cùng con gái. Cậu bé trong bức ảnh khoảng 6,7 tuổi, ăn sáng trong sự chờ đợi uể oải, nhẫn nại của người mẹ. Cậu 'kê' miệng vào thành bát phở, dùng đũa lùa từng miếng phở lên miệng, còn mắt thì dán chặt vào màn hình điện thoại mà mẹ kê cho trước mặt.
Người mẹ tỏ rõ sự khó chịu khi có lúc cậu bé 'đờ' người ra vì mải xem mà quên không 'lùa' phở vào miệng, chị lại ẩy vào vai con một cái để nhắc nhở, theo phản xạ, em bé bụ bẫm lại ăn thêm được một miếng phở. Không biết lúc tôi bước vào quán hai mẹ con đã ngồi đó ăn bao lâu rồi nhưng cũng phải đến gần nửa tiếng sau bữa sáng của hai mẹ con mới kết thúc trong sự bực dọc và vội vàng của người mẹ.
Tôi không hiểu, cậu bé có cảm thấy bữa sáng của mình ngon không? Có biết mình vừa được ăn món gì không? Hay tất cả còn lưu lại trong não cậu bé chỉ là những cảnh hoạt hình đấm đá với những tiếng bùm chat chói tay trong điện thoại của mẹ? Tôi nghĩ, cho con ăn kiểu này cũng chẳng khác gì kiểu 'bạo hành' ép ăn, bơm sữa bơm cháo vào miệng con mà các bố mẹ vẫn lên án!
'Phải cho xem thì nó mới chịu ăn', nhiều bố mẹ khẳng định chắc nịch như vậy khi tôi góp ý về việc cho con vừa ăn, vừa xem tivi, ipad, điện thoại, thậm chí nhiều bé ngay từ khi bắt đầu ăn dặm đã được bố mẹ 'rèn' cho thói quen này để bé 'ăn cho nhanh', nhiều nhà còn có thói quen vừa ăn bữa tối vừa xem chương trình thời sự, có khi vừa ăn, cả nhà từ lớn tới bé đều vừa dán mắt vào màn hình tivi với những vô vàn các tin tức không-dành-cho-trẻ-em như thực phẩm bẩn, như án mạng nguy hiểm, như tai nạn giao thông hay đánh bom khủng bố…
Tôi tự hỏi, những bữa thiếu đi sự trầm trồ xuýt xoa trước một món ăn ngon, thiếu đi sự ân cần của bố mẹ dành cho con, thiếu đi niềm vui khám phá từng món ăn mẹ nấu của đứa trẻ thì có khi còn độc hại hơn nhiều việc ăn thực phẩm bẩn hay hít thởkhông khí không trong lành ấy chứ?
Dừng lại ngay nếu bạn đang cho con ăn như thế này! - ảnh 1

Không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với tivi hay bất kì thiết bị điện tử nào (Ảnh minh họa: Internet)

Thực tế, việc vừa cho trẻ ăn vừa xem các thiết bị điện tử có giúp trẻ ăn được nhiều hơn như các bố mẹ vẫn nghĩ không?
Theo Giáo sư, Bác sĩ Francis, trưởng khoa Dinh dưỡng, ĐH Y Pennsylvania State, Mỹ thì 'khi trẻ vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử, bố mẹ có cảm giác rằng trẻ ăn nhanh và ăn nhiều hơn, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy là trẻ đang ăn một cách 'vô thức và vô cảm', tức là trẻ ăn mà não bộ của trẻ không làm việc, não trì hoãn việc phân tích, nhận biết các kĩ năng ăn uống, các màu sắc thực phẩm, mùi vị và cấu trúc món ăn trẻ đang ăn'.
Điều này có ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ bởi trẻ ăn mà không học hỏi được gì và không phát triển được các kĩ năng vận động quan trọng mà bé sẽ học thông qua việc ăn uống. Hậu quả nhìn thấy ngay của việc vừa cho trẻ ăn vừa xem các thiết bị điện tử là trẻ biếng ăn, lười ăn, kén ăn và bị phụ thuộc vào thiết bị điện tử mới ăn. Về lâu dài, điều này còn hình thành ở trẻ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và bị thiếu hụt dinh dưỡng khi lớn lên.
Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia về nhi khoa trên thế giới đều khuyến cáo việc không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với tivi hay bất kì thiết bị điện tử nào, và hạn chế đến mức tối đa đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trong lúc ăn bởi những ảnh hưởng về cả tâm lý và hành vi đối với trẻ.
Thế nhưng, tại sao vẫn có nhiều bố mẹ cho con vừa ăn vừa xem tivi, ipad, điện thoại… tôi dám cá là bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu xung quanh mình? Vì bố mẹ muốn con ăn nhanh hay muốn tiết kiệm thời gian của mình? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ còn nhiều thời gian lướt facebook hơn? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ sẽ tranh thủ làm được nhiều việc hơn? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ mới yên tâm gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo?.... Bố mẹ có thật sự thiếu thời gian đến thế?
Tôi nghĩ là không? Chỉ là chúng ta quá ích kỉ, quá kém cỏi khi nghĩ rằng, chỉ cần con ăn no, ăn ngoan là đủ. Chỉ là vì chúng ta quên mất rằng, ăn cũng là một niềm vui cần nuôi dưỡng từ khi nó còn là một mầm trong con. Chỉ vì chúng ta ngại sửa mình, để làm một tấm gương ăn uống đàng hoàng tử tế cho con nhìn vào? Chỉ vì chúng ta sợ mất mặt khi phải giục giã, quát tháo con 'ăn đi, ăn nhanh lên, muộn bây giờ' ở chỗ đông người…
Bạn cứ thử nghĩ mà xem! Có bữa cơm nào mà bạn không đứng lên ngồi xuống vài lần để ngó vào điện thoại, hay đã bao lâu rồi tivi nhà bạn không bật vào giờ ăn?
Theo Hải An/Afamily.vn/Ttvn
Vào mùa hè nắng nóng, bé bị ra mồ hôi nhiều nên dễ bị thiếu nước, ăn uống không ngon miệng, biếng ăn..Vì vậy những lúc thời tiết như thế này cha mẹ cần chọn cho bé một số loại món ăn mà vừa thanh nhiệt lại kích thích vị giác.
Những loại thực phẩm nên và không nên dùng trong mùa nóng


Xem thêm : Thực đơn ăn dặm


Thực đơn ăn dặm kiểu nhật

iliadin nhỏ mũi
Vào mùa hè, thời tiết oi nóng là điều kiện để một số bệnh bùng phát, nhất là các bệnh ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…. Đặc biệt với trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng còn yếu, không dễ thích nghi được với môi trường bên ngoài. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào là đúng và an toàn nhất.


Tắm trẻ mùa nóng

1. Kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của bé, giữ cho phòng thoáng khí. Có thể luồn bàn tay mẹ vào bên trong quần áo của con hoặc đặt mu bàn tay mẹ lên gáy của bé.

2. Tắm cho trẻ hàng ngày
Tốt nhất bạn nên tắm cho bé mỗi ngày khi hè đến. Phải luôn chắc rằng bạn chuẩn bị đủ mọi thứ bạn cần gần tầm tay trước khi bắt đầu tắm cho bé – khăn tắm, tã lót và quần áo sạch. Giữ nước ấm nhưng không nóng, kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay. Việc vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hằng ngày giúp bé tránh được các bệnh mùa hè về da như rôm sẩy, mụn nước, hăm kẽ, thủy đậu, cầu khuẩn… Hơn nữa, vệ sinh sạch sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu và ngoan hơn.

Một số lưu ý khi tắm cho bé:
– Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C.
– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho bé.
– Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da.
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
– Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
– Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ
– Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng
– Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
Phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng sau khi sinh khoảng 5-7 ngày. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nến không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên lưu ý những trường hợp bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần…

3. Trách mất nước cho trẻ
Bé bú mẹ hoàn toàn không cần thêm bất kỳ chất lỏng nào nhưng bạn cần cho con bú ngắn, thường xuyên hơn để phòng mất nước. Nếu bé bú bình thì thỉnh thoảng, bạn cần bổ sung cho bé một thìa nước lọc từ nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai
Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, chứa nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại sự nhiễm trùng của các bệnh mùa hè.


4. Quần áo cho bé
Mẹ nên chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, nên chọn chất liệu cotton vì nó mát ( do ít hấp thụ nhiệt ) và khiến bé dễ thở. Mẹ nên chăm sóc da cho bé bằng cách lau mồ hôi thường xuyên, nếu quần áo bé bị ướt mồ hôi bạn cần thay quần áo khác cho bé, trách để mồ hôi gây cảm lạnh.


5. Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng.
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm,ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi đưa bé ra ngoài, bạn cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải hoặc khăn mỏng trên miếng chắn nắng. 


Các bệnh thường gặp của bé vào mùa nắng nóng



Có những loại bệnh thường gặp về da của bé. Tuy nhiên, những bệnh này không cần phải quá lo lắng vì chúng thường sẽ từ từ biến mất mà không cần phải can thiệp. Ví dụ, bé sơ sinh thường có những bớt màu tím, có những u mạch, hạt kê... Khi bé lớn hơn một chút, tự động những bớt và u hạt này sẽ “lặn” mất. 

Bệnh lác sữa: thường gặp ở các bé từ 3 tháng tuổi. Lác sữa tuy hay tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi bé khoảng 2 tuổi thì bệnh đột nhiên biến mất.

Rôm sảy: là loại bệnh về da rất phổ biến, nhất là ở những nơi nắng nóng. Bệnh sẽ nặng vào mùa hè oi bức vì bé ra mồ hôi nhiều, các tuyến mồ hôi bị chèn ép bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra được. Bé thường bị rôm sảy ở lưng, gây ngứa ngáy, quấy khóc.

Nên tắm cho bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm từ 35–37ºC, chỉ được dùng loại xà phòng dành cho em bé (chứa các loại vitamin, axit amin, muối khoáng và các nguyên tố vi lượng, đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ da không bị nhiễm trùng). Không dùng xà phòng thường, dễ làm khô da bé.

Các bé rất dễ bị mụn: do tăng tiết mồ hôi ở môi trường nóng, ẩm, do sốt, bé có thể bị nổi ban kê, nhất là ban kê đỏ do các ống bài tiết mồ hôi bên trong bị bít kín. Bệnh gây ra mụn nước đỏ, cứng ở vùng trán, thân trên, vùng bị hăm gây ngứa từng cơn.

Bệnh chốc: cũng rất thường gặp. Đây là bệnh nhiễm trùng da do liên cầu trùng.

Bé cũng dễ bị bệnh nhọt: là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh do tụ cầu, bệnh này có thể gây sốt, nhiễm trùng huyết.

Bệnh u mềm: lây là loại nhiễm trùng do virus, rất dễ lây lan. 


iliadin nhỏ mũi


Dạy con ngồi bô khi đến độ tuổi thích hợp là việc làm cần thiết để bé học được cách tự lập và cũng giúp bố mẹ tiết kiệm thời gian hơn trong việc đi vệ sinh hàng ngày của con. Tuy nhiên, cần lưu ý một số sai lầm phổ biến khi bố mẹ cho trẻ tập ngồi bô dưới đây:

Tập ngồi bô cho con quá sớm
Không có độ tuổi nhất định nào là lí tưởng cho việc tập ngồi bô. Nếu em bé nhà bạn chưa có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc tập, đừng vội vã huấn luyện con, đừng so sánh con mình với những đứa trẻ khác vì mỗi đứa trẻ sẽ có một thời điểm thích hợp riêng.
Tiến sĩ Steve Hodges, một chuyên gia nhi khoa tại Trung tâm y tế Baptist, Đại học Wake Forest (Mỹ) cho biết bàng quang của trẻ vẫn tiếp tục lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi. Nó sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Bắt bé ngồi bô quá sớm có thể sẽ phá vỡ quy trình tự nhiên đó, dễ gây ra táo bón, suy thận, thâm chí là nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, trẻ cần được đi vệ sinh tự do cho đến khi chúng sẵn sàng cho việc tập ngồi bô.
Một số dấu hiệu có thể bé đã sẵn sàng:
- Bé có thể tự đi lại và ngồi lên bô, bồn cầu
- Bé có thể tự cởi quần ra và mặc quần vào
- Bé đi tiêu đều đặn
- Bé có thể giữ cho tã khô trong khoảng 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn
- Bé thể hiện sự khó chịu khi tã ướt hoặc bẩn
- Bé thể hiện sự quan tâm nhất định đối với nhà vệ sinh, chẳng hạn như thích giật nước bồn cầu hoặc muốn cùng vào nhà tắm với bố mẹ hoặc anh chị em.

 Tập cho bé ngồi bô: Không đúng cách là hại con! - 1
Trẻ cần được đi vệ sinh tự do cho đến khi chúng có dấu hiệu sẵn sàng cho việc tập ngồi bô. (Ảnh minh họa)

Giục giã con trong lúc ngồi bô
Khi bé bước vào giai đoạn tập luyện, trẻ càng ít gặp căng thẳng thì việc tập luyện càng dễ thành công. Thúc giục con chỉ làm trẻ thêm áp lực và làm chậm lại quá trình tập ngồi bô. Đặc biệt, nếu bạn thể hiện sự cáu kỉnh, nóng giận vì con không làm đúng ý mình thì bé sẽ càng sợ sệt và khó khăn hơn trong việc hợp tác.

Không huấn luyện con thường xuyên
Trong suốt quá trình tập cho bé ngồi bô, điều quan trọng là mẹ cần hướng dẫn cho bé làm hàng ngày, đều đặn để bé không bị quên mất kĩ năng. Trẻ cần được đi tè sau khi uống chất lỏng được khoảng 20 phút. Nếu mẹ quên không nhắc nhở con đi tè thường xuyên, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ tè dầm và việc tập luyện khó đạt được thành công như mong đợi.

Không tạo cảm hứng kích thích con
Trẻ con rất ưa những lời nói ngọt ngào, động viên. Đừng quên khích lệ, cổ vũ bé và tuyên dương bé mỗi khi bé ngồi bô theo lời mẹ. Điều này sẽ khiến bé hứng thú với việc tập luyện hơn rất nhiều. Những câu nói như “Bắt đầu ra dáng người lớn rồi đấy!”, “Bé của mẹ giỏi quá!” luôn có tác dụng thần kì giúp bé nhanh thành công.
Ngoài ra, mẹ nhớ chọn mua chiếc bô thật xinh xắn, đúng màu bé thích cũng như những đồ chơi sinh động để bé cầm trong lúc ngồi bô để bé không có cảm giác ngồi bô là việc bị ép buộc mà là một trò chơi thú vị.
Theo Gia Thành (justmommies) (Khám phá