WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label Kiến thức y khoa. Show all posts
Showing posts with label Kiến thức y khoa. Show all posts
Gan nhiễm mỡ hay gọi là mỡ gan là chỉ tình trạng chất béo tích tụ quá nhiều ở trong tế bào gan.
Có nhiều bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nam giới trong đó có bệnh . Bệnh gan nhiễm mỡ chỉ đứng sau bệnh viêm gan virus về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới.
Gan nhiễm mỡ hay gọi là mỡ gan là chỉ tình trạng chất béo tích tụ quá nhiều ở trong tế bào gan. Gan nhiễm mỡ có thể là một hậu quả của rất nhiều bệnh, kể cả do uống nhiều rượu, các bệnh về chuyển hóa, do sử dụng thuốc và các rối loạn về dinh dưỡng.
Triệu chứng của bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường là mệt mỏi kiệt sức, buồn nôn, nôn mửa và vàng da ở các mức độ khác nhau.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể không gây ra bất cứ một triệu chứng nào đáng kể, bệnh chỉ thường được phát hiện khi bệnh nhân tình cờ đi siêu âm gan vì một lý do nào đó.
Có thể chẩn đoán bệnh bằng siêu âm hoặc MRI, tuy nhiên phương pháp cho kết quả chính xác nhất là sinh thiết lá gan. Các bác sĩ sẽ đâm một cây kim nhỏ thẳng vào lá gan bệnh nhân, sau đó nghiên cứu kỹ lưỡng tế bào gan dưới lớp kính hiển vi. Phương pháp này được cho là tương đối an toàn và không gây quá nhiều đau đớn cho bệnh nhân, chỉ cần tiêm một ít thuốc tê vào dưới da người bệnh.

Ai dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ?
- Người béo phì dễ bị gan nhiễm mỡ bởi mô mỡ dưới da người béo phì phân giải chất béo làm chất béo tích tụ trong gan.
- Người nghiện rượu. Chất cồn được tiến hành phân giải trao đổi chuyển hóa trong gan, có thể dẫn đến trở ngại trong việc phân giải và chuyển hóa acid béo.
- Người cao tuổi. Tuổi tác càng tăng, chức năng trao đổi chất trong cơ thể người ngày càng suy giảm, vận động cũng theo đó ít đi, nguy cơ tích trữ chất béo tăng lên.
- Người thích ăn đồ tanh. Không ít người trẻ tuổi thường tổ chức ăn uống, tiệc tùng cùng gia đình, bạn bè, họ ăn rất nhiều đồ chứa hàm lượng chất béo cao, điều này sẽ làm cho gánh nặng của gan gia tăng, việc hấp thu, hợp thành chất béo của gan tăng lên, nguy cơ tích trữ mỡ, chất béo trong gan cũng theo đó tăng lên gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
- Người ít vận động. Thường xuyên không vận động sẽ dẫn đến thành phần dinh dưỡng thừa trong cơ thể chuyển hóa thành chất béo, khi tích trữ dưới da sẽ biểu hiện ra thành béo phì, còn khi tích trữ lại trong gan sẽ biểu hiện thành gan nhiễm mỡ.
- Người hay nhịn đói. Người thường xuyên nhịn đói, do lượng đường máu giảm, acid béo trong mô gan bị vận chuyển vào máu làm cho acid béo tự do trong máu tăng cao, có thể dẫn đến tích trữ chất béo lại trong gan.
- Người dinh dưỡng kém. Do thiếu protein mà dẫn đến giảm hợp thành protein béo nồng độ thấp, là nguyên nhân làm gan xảy ra trở ngại trong khi vận chuyển triglyceride, dẫn đến chất béo tích tụ lại trong gan.
- Người bệnh viêm gan, do người bệnh viêm gan ăn quá nhiều, vận động lại ít, cộng thêm chức năng gan chưa hoàn toàn hồi phục nên rất dễ dẫn đến gan tích tụ chất béo.

Những người bị hôi nách, hôi chân hay miêng đi đâu cũng để lại ấn tượng “khó phai” cho người tiếp xúc khiến các khổ chủ cảm thấy tự ti. Trong thang máy, trên xe bus, nơi đông người… những người bị hôi nách luôn nhận được những ánh mắt có phần xa lánh, “kỳ thị” của mọi người. Cùng với hôi miệng, hôi nách và hôi chân được coi là một trong những mùi khó chịu. Như vậy, nó không còn là “chuyện nhỏ” mà là một rắc rối lớn trong cuộc sống.
Để có cách chữa trị bệnh hôi nách hôi chân hiệu quả và triệt để chúng ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân hôi nách. Hôi nách vốn thường gắn với tăng tiết mồ hôi vùng nách, đôi khi ra mồ hôi cả những nơi khác như tay, mặt, đầu và chân. Tuy nhiên, tăng tiết mồ hôi nách và bệnh hôi nách có những điểm khác nhau cơ bản
Trị hôi chân
Gừng và muối
Chuẩn bị một dung dịch nước ấm, muối, gừng bằng cách pha 2 lít nước ấm với 1 nắm nhỏ muối hột, một vài lát gừng đập dập và ngâm chân thư giãn trong 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ. Thực hiện nhiều lần mùi hôi chân của bạn sẽ biến mất.
Gừng tươi và chanh
Gừng tươi ép lấy nước hòa cùng với 4 – 5 giọt nước cốt chanh, xoa đều lên cả hai bàn chân. Nước cốt chanh có công dụng loại bỏ mồ hôi nách một cách hiệu quả. Do trong chanh có chứa tính axit tự nhiên, ngăn ngừa tiết mồ hôi cũng như hạn chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi.
Trị hôi nách
Gừng tươi với rượu trắng
Chuẩn bị 10gr gừng tươi giã nhuyễn sau đó ngâm với 100 ml rượu trắng. Ngâm trong 5 ngày sau đó thoa dung dịch này vào nách và để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại thật sạch. Thực hiện 2 lần/tuần cho hiệu quả tốt nhất.
Trị hôi nách bằng thân, rễ gừng
Lấy 20 thân , rễ cây gừng đem phơi khô. Sau đó giã mịn và kết hợp với 4g long não trộn đều. Xoa vào 2 bên nách 2 lần/ngày sau khi tắm xong sẽ giúp khử mùi hôi nách hiêu quả. Cách điều trị hôi nách bằng gừng này dễ thực hiện mà hiệu quả rất cao.
Vỏ cam

Bạn lấy vỏ cam phơi nắng cho đến khi héo và khô lại. Sau đó xay nát vỏ thành bột. Bạn trộn bột này với nước hoa hồng và sữa để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Áp hỗn hợp này lên nách và chờ 10-15 phút.
Rửa sạch lại với nước lạnh, thực hiện 2 -3 lần mỗi tuần.
Chanh, phèn chua hoặc dấm
Vài chất khử mùi có thể tìm thấy phổ biến trong nhà bếp là phèn chua, chanh và giấm. Với phèn chua tán nhuyễn, xoa bột vào nách sau khi tắm. Với giấm, bạn có thể sử dụng cả giấm gạo hay giấm táo đều khử mùi rất tốt. Giấm giúp khử mùi hiệu quả.
Khoai tây
hoichan2
Lượng axit nhẹ trong khoai tây có tác dụng khử mùi tốt mà không gây kích ứng cho da. Khác với chanh, khoai tây không có tác dụng làm trắng. Khoai tây cắt lát mỏng, chà xát nhẹ vào vùng nách và đặt ở đó khoảng 15 phút.
Lặp đi lặp lại hai lần mỗi ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
Dầu dừa
Dầu dừa là một sự lựa chọn thích hợp khác để đánh bay “rau mùi”. Dầu dừa có khả năng diệt các loại vi khuẩn gây mùi, đồng thời chúng chứa Vitamin E giúp dưỡng da và làm trắng vùng da dưới cánh tay.
Dùng một lượng nhỏ dầu dừa thoa lên vùng có mùi. Chờ khoảng 15 phút để chúng ngấm hết vào da. Sau đó rửa lại thật sạch bằng nước ấm.
Tinh dầu trà xanh
Trà xanh có tác dụng giải độc, diệt khuẩn, diệt trừ vi khuẩn gây mùi dưới da. Pha loãng 2 giọt tinh dầu với nước ấm, súc miệng hàng ngày.
Trị hôi miệng
Ngoài những nguyên liệu, cách trị hôi miệng quen thuộc như dấm táo, chanh, baking soda, vỏ cam cũng đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc khử mùi.
Rau thì là

Rau thì thường dùng để nấu canh cá hoặc các loại hải sản để làm át đi mùi tanh, thêm hương vị cho món ăn. Chúng cũng có tác dụng trị dứt điểm hôi miệng .
Mẹo chữa bệnh hôi miệng khá dễ dàng, dùng nước ép rau thì là để xúc miệng hàng ngày 2 lần vào sáng và tối.
Trị hôi chân
Bạn cũng có thể dùng phèn chua, chanh, ngâm chân với dấm và nước ấm để trị chứng hôi chân dai dẳng.
hoichan4
Ngoài ra, gừng cũng là một phương thuốc khá tuyệt vời để trị chứng hôi chân của bạn. Chúng có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời loại bỏ các chất độc hại.
Cắt gừng thành nhiều lát mỏng rồi thả vào nước ấm trong thời gian 10- 15 phút. Sau đó ngâm chân trong nước gừng khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.
Thực hiện đều đặn và liên tục sẽ giúp bạn đánh bay mùi hôi khó chịu và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Nhúng chỗ bỏng vào xô đá, bôi kem đánh răng, nước mắm, lòng trắng trứng lên chỗ bị bỏng… không những không làm vết bỏng đỡ đau mà còn gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm khác.



Bỏng kép
Chị Hồ Thủy (quận Bình Tân, TP HCM) có cậu con trai nhỏ bị bỏng nước sôi. Chị vội nhúng chân cháu vào xô đựng đầy đá. Khi đưa đến viện, tình trạng của cháu đã nghiêm trọng hơn do bị bỏng kép.
Theo các bác sĩ, cơ thể bình thường ở nhiệt độ 37 độ C, khi bị bỏng, vùng tổn thương đã bị mất nhiệt, cộng thêm việc bị chườm đá lạnh, sự mất nhiệt lại tăng thêm. Các tinh thể đá đã làm đông cứng tế bào, gây tổn thương nếu chườm, ướp đá quá 30 phút. Mức độ tổn thương do bỏng lạnh không nhìn thấy, nhưng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bác sĩ khi xử trí vết bỏng cũng không phân biệt được bỏng lạnh mới hay bỏng cũ. Loại hoại tử này không diễn biến mạnh nhưng khiến khả năng bảo tồn khi điều trị vết bỏng khó khăn, thậm chí phải cắt cụt.
Nhiều người cũng hay áp dụng bôi kem đánh răng lên vết bỏng vì cho rằng kem đánh răng sẽ giúp giảm nhiệt. Ngoài ra, một số người thiếu hiểu biết và chưa kiểm chứng thông tin đã vội tự ý thực hiện cách rắc vôi bột chữa bỏng.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên ngành bỏng khẳng định kem đánh răng hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm, khi gặp môi trường thuận lợi như các vết thương bỏng, sẽ xâm nhập và gây nên biến chứng khác. Ngoài việc bỏng nhiệt, bệnh nhân còn có khả năng bị thêm bỏng kiềm, gây nguy hiểm.
Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen dùng mỡ trăn, dầu cá, lòng trắng trứng, nước mắm… bôi ngay vào vết thương bỏng. Theo các bác sĩ, việc bôi những chất này rất dễ khiến bệnh nhân nhiễm khuẩn, vết thương nguy hiểm hơn, thậm chí sốc bỏng.

Sơ cứu bỏng như thế nào cho đúng?

Với những trường hợp bỏng do nước sôi, lửa, hóa chất, cách xử lý tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là việc ngâm, rửa vết bỏng vào nước lạnh sạch. Việc ngâm rửa càng sớm càng tốt, thời gian ngâm rửa khoảng 15-20 phút. Sau khi ngâm rửa, nên sử dụng băng vải sạch để băng ép nhẹ vùng bị bỏng rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên bôi bất cứ thứ gì theo kinh nghiệm lên vết bỏng lúc đó vì sẽ làm bệnh nhân thêm đau đớn hoặc nhiễm khuẩn. Mọi cố gắng để tìm được các loại thuốc bôi tại chỗ đều không phải là cách tốt nhất vì sẽ làm mất đi cơ hội (trong 30 phút đầu) và chưa cần thiết.
Không nên tự ý dùng các thuốc điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông hay sâu. Càng không có một loại thuốc nào giúp tránh được sẹo bỏng. Có sẹo hay không có sẹo, sẹo tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết có tính chất quyết định đó là tính chất bỏng nông hay sâu, sau đó là các yếu tố liên quan đến cơ địa, điều trị và chăm sóc sau khi khỏi... Tất cả những quảng cáo nói rằng thuốc làm vết bỏng không có sẹo đều không có căn cứ khoa học.

Trong trường hợp, trẻ sơ sinh, người già bị bỏng vào mùa đông, cần giữ ấm vùng không bị bỏng; hoặc dùng khăn ẩm đắp lên vết thương trong vòng 30 phút.
Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng; không bôi thoa các chất, hóa chất, thuốc… vào vết thương khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ; không lấy dị vật còn dính lại trên vết bỏng, thậm chí không được cởi bỏ quần áo dễ lột hết da của bệnh nhân. Sau đó đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế. 



Sỏi thận thường hình thành một cách từ từ trong một thời gian dài, tương đối lặng lẽ nên hầu hết bệnh nhân đều không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hoặc trôi ra ngoài theo nước tiểu thì người bệnh mới biết.
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến hiện nay. Đặc biệt, tại Việt Nam, số người mắc bệnh sỏi thận gia tăng rất nhanh so với con số thống kê của những năm trước. Ngay cả nhóm đối tượng ít mắc sỏi thận như nữ giới thì gần đây số bệnh nhân thuộc nhóm này cũng tăng.
Sỏi thận không chỉ gây đau đớn cho người mắc bệnh mà còn là nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn tính với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Chính vì thế, cần nhận thức rõ sự nguy hiểm của căn bệnh này để trang bị kiến thức nhận diện, phòng tránh cho bản thân.
1. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận:
Để tạp chất có thể lắng đọng và kết tủa được trong thận, cần có những điều kiện thuận lợi cho chúng như sau:
– Lượng nước tiểu quá ít khiến thành phần của nó trở nên đậm đặc.
– Thời gian nước tiểu lưu lại trong dòng tiết niệu quá lâu.
– Hàm lượng tạp chất quá cao, trong đó có các chất rất dễ kết sỏi như canxi, oxalate, urat…

Sỏi thận (Ảnh minh họa)

Để có những điều kiện thuận lợi cho việc kết sỏi trên, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.
Sở dĩ người Việt hay mắc sỏi thận là do có có nhiều điểm tương đồng trong thói quen sinh hoạt như:
- Lười uống nước, uống không đủ nước: Nhiều người thường rất lười uống nước và chỉ uống khi khát nên cơ thể không được bổ sung nước kịp thời để loại bỏ tạp chất.
Đặc biệt sau khi lao động nặng, khi hoạt động mạnh mà không được bổ sung nước thì cơ thể thiếu nước trầm trọng. Đây là điều kiện thuận lợi để sỏi thận hình thành.
- Hay nhịn tiểu: Đi tiểu chính là cơ hội để cơ thể loại bỏ tạp chất nhưng những người nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến tạp chất có thời gian lắng đọng lại trong cơ thể và kết thành sỏi.
- Uống nhiều rượu bia: Việc uống nhiều rượu bia khiến cho nước tiểu có nhiều tạp chất mang tính axit tạo ra phản ứng kết tủa trong thận.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa oxalat như mì ăn liền, rau dền, rau muống, bạc hà…: Oxalate là chất gây sỏi thận.
- Lạm dụng thuốc sủi bọt như thuốc đa sinh tố, thuốc cảm: Phụ gia của thuốc là đòn bẩy cho phản ứng kết tủa trên đường tiết niệu.
- Dùng thuốc canxi liều cao: Uống quá nhiều canxi hoặc dùng canxi ở liều cao khiến chất vôi thừa trong cơ thể không đào thải kịp, kết tủa lại thành sỏi thận.
- Ăn đồ ngọt vào buổi tối: Đặc biệt ở nam giới, khiến chức năng bài tiết của thận bị xáo trộn.

2. Triệu chứng của sỏi thận:
Sỏi thận thường có những triệu chứng sau:
- Đau: Triệu chứng đau do sỏi thận có thể khiến đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn.
Cũng có khi các cơn đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
- Đái ra máu: Đái ra máu là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
- Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

3. Cách phòng bệnh sỏi thận:
- Uống nhiều nước: Uống 2 – 3 lít mỗi ngày, không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
- Ăn uống cân đối: Ăn đủ 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
- Ăn nhiều đậu phụ và các chế phẩm từ đậu nành: Vì chất đạm lecithin trong đậu nành có khả năng phá vỡ cấu trúc của sỏi để viên sỏi thành sạn cát rồi theo dòng nước tiểu trở về với thiên nhiên.
- Thường xuyên dùng các loại thảo dược có công năng lợi tiểu nhẹ:Những thảo dược lợi tiểu như râu mèo, râu bắp, atisô… có thể làm tăng tiến độ đào thải tạp chất qua đường tiểu.
Nguồn: soha.vn
Magiê (magnesium) là một khoáng chất rất quan trọng với cơ thể con người. Nó tham gia vào hơn 300 phản ứng hóa học giúp cho cơ thể hoạt động bình thường.
Các phản ứng hóa học giúp cơ thể hoạt động bình thường như tổng hợp protein, cơ bắp và chức năng thần kinh, kiểm soát đường (glucos) máu, và quy định huyết áp. Bên cạnh đó magiê còn góp phần vào sự phát triển cấu trúc của xương, tổng hợp DNA, RNA, và các chất chống ôxy hóa glutathione, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển của các ion canxi và kali qua màng tế bào. Quá trình này là rất quan trọng để dẫn truyền thần kinh xung động, co cơ, và nhịp tim bình thường.

Các loại đậu, loại hạt là thực phẩm chứa nhiều magiê.

Dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt magiê, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và suy nhược. Khi thiếu hụt magiê nặng hơn người bệnh có cảm giác tê, ngứa ran, co thắt cơ và chuột rút, co giật, thay đổi nhân cách, nhịp tim bất thường, và co thắt mạch vành có thể xảy ra. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến giảm canxi máu hoặc hạ kali máu… Vì vậy, khi xảy ra các triệu chứng trên có thể nghĩ tới cơ thể bị thiếu hụt magiê.

Magiê có nhiều trong thực phẩm cả thực vật và động vật và đồ uống như các loại rau lá xanh (rau chân vịt, bông cải xanh), các loại đậu (đậu đen, đậu phộng), các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân), thịt bò, thịt gà… Nói chung, các loại thực phẩm có chứa chất xơ là nguồn cung cấp magiê dồi dào.

Những người dễ bị thiếu hụt magiê như chế độ ăn uống không cung cấp đủ (ăn nghèo nàn các thực phẩm có chứa khoáng chất này), người có bệnh đường tiêu hóa (tiêu chảy, viêm ruột), người bệnh đái tháo đường typ 2, người nghiện rượu, người cao tuổi (người cao tuổi có chế độ ăn uống thấp hơn khi còn trẻ, nguy cơ mắc các bệnh mạn tính cao…) và việc dùng một số thuốc trong điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến sự thiếu hụt magiê trong cơ thể…

Hầu hết mọi người có thể dung nạp magiê thông qua chế độ ăn uống, nhưng đôi khi việc bổ sung magiê bằng thuốc lại là cần thiết nếu nồng độ magiê trong cơ thể quá thấp.

Khi bổ sung magiê bằng thuốc cần lưu ý để tránh dùng quá liều, dùng thừa. Việc dùng quá nhiều magiê từ thực phẩm không gây hại cho sức khỏe ở người khỏe mạnh vì thận loại bỏ lượng dư thừa trong nước tiểu. Tuy nhiên, liều cao từ thuốc thường gây tiêu chảy có thể đi kèm với buồn nôn và đau bụng quặn. Các triệu chứng của ngộ độc magiê bao gồm buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, đỏ bừng mặt, bí tiểu, tắc ruột, trầm cảm, yếu cơ, khó thở, nhịp tim không đều, và ngừng tim…
Mỗi nhóm máu mang một đặc tính riêng, thể hiện khả năng phòng bệnh; giúp giảm cân và là yếu tố liên quan đến tính cách mỗi người.


1. Nhóm máu và chế độ ăn uống
Theo Trendingpost, nếu bạn thuộc nhóm máu O, tốt nhất nên sử dụng những thực phẩm giàu protein như thịt, cá.
Với người thuộc nhóm máu A, nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít thịt hoặc không ăn và bổ sung nhiều rau quả.
Những người thuộc nhóm máu B, tránh ăn thịt gà.
Người nhóm máu AB, tốt nhất nên ăn nhiều hải sản hoặc thịt nạc.


2. Nhóm máu và bệnh tật
Nhóm máu khác nhau là do cấu trúc của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Sự khác biệt của các nhóm máu cũng kéo theo sự khác nhau về khả năng để chống lại một số loại bệnh.
Nếu biết được nhóm máu của mình, bạn có thể phòng tránh được một số bệnh.

3. Nhóm máu và tính cách
Bạn có biết rằng tính cách ở mỗi người có liên hệ mật thiết với nhóm máu của họ? Mối liên hệ này rất thú vị.
Ví dụ, những người có nhóm máu O thường thích hoạt động nhiều, năng động, tự tin và sáng tạo.
Người có nhóm máu A thường điềm tĩnh, yêu nghệ thuật và rất đáng tin cậy.
Những người nhóm máu B, tính cách mạnh mẽ, có chí hướng và độc lập.
Người nhóm máu AB thường hay dè chừng trong mọi việc nhưng có trách nhiệm và quan tâm đến người khác.

4. Nhóm máu và khả năng mang thai
Một nghiên cứu mới đây cho thấy khả năng mang thai của mỗi phụ nữ khác nhau tùy thuộc vào nhóm máu của họ.
Những người mang nhóm AB khả năng thụ thai thấp hơn những người phụ nữ ở nhóm khác vì cơ thể họ sản sinh ra ít hormone kích thích tử cung hơn.

5. Nhóm máu và mức độ căng thẳng
Trên thực tế, các nhóm máu khác nhau thì mức độ căng thẳng nếu gặp phải cũng không giống nhau.
Trong cơ thể mỗi người đều tiết ra một loại hormone căng thẳng được gọi là Cortisol. Những người có nhóm máu A sản xuất nhiều hormone này, có thể chống lại những căng thẳng của cơ thể.
Ngược lại, nếu bạn gặp một ai đó nóng tính, dễ bực tức, rất có thể người đó mang nhóm máu O.

6. Những kháng nguyên trong máu
Kháng nguyên không chỉ nằm trong máu mà nó nằm ở khắp nơi trong cơ thể. Trên thực tế, kháng nguyên nằm ở đường tiêu hóa, từ miệng đến ruột già, thậm chí ở cả ở trong phổi.
Các kháng nguyên trong máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc chúng ta phản ứng với thức ăn ra sao, mức độ gặp phải một số triệu chứng sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, tiêu hóa.

7. Nhóm máu và bệnh gút
Một số người không cần phải lo lắng về bệnh gút nhờ nhóm máu của mình. Nhóm máu A có thể  phá vỡ carbohydrates trong cơ thể hiệu quả tới mức gần như đề kháng với bệnh gút. 
Tuy nhiên, những  người  thuộc nhóm máu O thì ngược lại. Cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc phá vỡ các carbohydrates và do đó nguy cơ mắc gút cũng cao hơn.

8. Nhóm máu và hôn nhân
Việc nhận biết nhóm máu là hết sức cần thiết trước khi kết hôn vì một số nhóm nếu kết hợp với nhau sẽ không tránh khỏi rủi ro về sức khỏe trong suốt cuộc đời đứa con sau này.
Theo đó, một người mang nhóm máu A không nên tính chuyện sinh con với một người nhóm B.
Ngoài ra cũng cần xét đến yếu tố Rh. Hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh. Những người mang RH+ và RH- không nên có con chung với nhau. 
Tại Mỹ, phần lớn tiểu bang đều yêu cầu các cặp vợ chồng khi đăng ký kết hôn phải làm xét nghiệm máu.

9. Tập thể dục theo nhóm máu
Không phải ai cũng biết rằng mỗi nhóm máu khác nhau lại có chế độ ăn uống và tập luyện khác nhau. 
Với những người nhóm O dễ gặp căng thẳng, yoga hoặc thiền được xem là phương pháp hữu hiệu giúp tiết chế tình trạng này.
Võ thuật, tennis, đi bộ là môn thể thao phù hợp với người nhóm B, giúp cân bằng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

10. Biết nhóm máu cho trường hợp khẩn cấp
Ngoài một số giấy tờ cần thiết cho biết tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại thì thông tin về nhóm máu cũng là thứ bạn cần mang theo bên mình. 
Nó sẽ trở nên rất hữu ích trong trường hợp không may bạn gặp tai nạn hoặc chấn thương nghiêm trọng và việc xác định nhóm máu để thực hiện truyền máu càng sớm càng tốt đôi khi là yếu tố quyết định giữa ranh giới sống - chết mong manh.
Gốc tự do là một thuật ngữ từ lâu đã quen thuộc với giới y khoa, nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với cộng đồng. Phần lớn hiện vẫn chưa lường hết được sự nguy hiểm của gốc tự do đối với sức khỏe, đặc biệt là với bộ não – cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.
Gốc tự do – những kẻ phá hoại tế bào
Gốc tự do (free radical) là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá…


Do bị mất điện tử nên gốc tự do rất không ổn định và luôn có xu hướng chiếm đoạt điện tử từ các cấu trúc lân cận, tạo ra hàng loạt gốc tự do mới. Quá trình này diễn ra theo phản ứng dây chuyền, gây tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và ngay cả ADN... Hậu quả là xuất hiện những biến đổi làm tổn hại, rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào.
Chính vì nguy hại như vậy, gốc tự do được xem là “sát thủ giấu mặt” gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh tật. Y học hiện đại đã thống kê, sự tấn công của gốc tự do gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt nguy hiểm là các bệnh ảnh hưởng đến não bộ như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, tai biến mạch máu não


Mỗi ngày một tế bào phải hứng chịu 10.000 đợt tấn công của các gốc tự do. Và trong suốt 70 năm cuộc đời, chúng ta sẽ phải liên tục chống chọi với 17 tấn gốc tự do
GỐC TỰ DO GÂY NÊN NHIỀU BỆNH CHO CƠ THỂ
2.Mắt: Thoái hoá võng mạc, thoái hoá điểm vàng, đục thủy tinh thể
3.Da: Lão hoá da, vẩy nến, viêm da
4.Hệ miễn dịch: Viêm nhiễm mãn tính, các rối loạn tự miễn, bệnh lupus, viêm đường ruột
5.Tim: Suy tim, xơ hoá cơ tim, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
6.Mạch máu: Tái hẹp lòng mạch, xơ vữa mạch máu, rối loạn chức năng tế bào nội mô, cao huyết áp
7.Phổi: Hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, dị ứng, ung thư phổi
8.Thận: Bệnh thận mãn tính, thải ghép thận, viêm cầu thận
9.Đa cơquan: Tiểu đường, lão hoá, mệt mỏi mạn tính...
10.Khớp: Thấp khớp, thoái hoá khớp, viêm khớp vẩy nến.

Vì sao não dễ bị gốc tự do tấn công?
Gốc tự do tấn công vào tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể, nhưng não bộ là nơi phải chịu đựng nhiều tổn hại nhất. 
Não chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 20%–25% nhu cầu oxy và năng lượng của toàn cơ thể. Bên cạnh đó, não còn là cơ quan béo nhất với hơn 60% thành phần là các axit béo chưa bão hòa rất dễ bị oxy hóa. Chính vì vậy, quá trình chuyển hóa các chất tại não diễn ra rất mạnh mẽ, làm sản sinh ra nhiều gốc tự do.
Tuy là nơi “tập kết” nhiều gốc tự do nhưng hệ thống chống gốc tự do tại não lại kém hơn nhiều so với các cơ quan khác, ví dụ chỉ bằng 1/10 so với gan. Do vậy, não rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của gốc tự do, gây ra hai nhóm bệnh thường gặp làthoái hóa tế bào thần kinh và bệnh lý mạch máu não.
Với nhóm bệnh thoái hóa tế bào thần kinh, gốc tự do làm tổn thương cấu trúc, thậm chí gây chết tế bào não làm suy giảm chức năng não bộ. Tùy vùng não bị ảnh hưởng mà các triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau như: suy giảm trí nhớ, khả năng học tập – tư duy kém, giảm tập trung trong công việc… Nếu diễn tiến lâu dài sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, Parkinson…
Với nhóm bệnh mạch máu não, gốc tự do gây tổn thương thành mạch, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Lòng mạch bị hẹp lại khiến lưu lượng máu đến nhu mô não bị giảm, gây ra các vấn đề về tuần hoàn não như cơn thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu…
Chống gốc tự do bằng cách nào?
Theo thời gian, gốc tự do không ngừng sản sinh và gây hại trong khi hệ thống phòng vệ của cơ thể lại từng bước suy yếu dần. Do đó, để bảo vệ sức khỏe - đặc biệt là bộ não, cần hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do, và bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể.
Giảm yếu tố tăng sinh gốc tự do: Gốc tự do không chỉ sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng, phóng xạ…), rượu bia, khói thuốc lá, hóa chất, chấn thương, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh - stress… Vì thế, cần hạn chế tối đa tác động của các yếu tố này.
Bên cạnh đó, chế độ ăn cần tránh những thực phẩm có thể làm tăng sinh gốc tự do như mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp… Thường xuyên tập thể dục và giữ tinh thần phấn chấn, thoải mái cũng giúp hạn chế gốc tự do.

Bổ sung chất chống gốc tự do từ thiên nhiên: Ngoài việc hạn chế những yếu tố có hại từ bên ngoài, một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống gốc tự do có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và trung hòa gốc tự do một cách hữu hiệu.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường các thảo dược, trái cây và rau của quả vì đây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống gốc tự do.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ. Anthocyanin, Pterostilbene có khả năng tiêu diệt gốc tự do mạnh mẽ, hạn chế sự tổn thương thành mạch, cải thiện lưu lượng máu lên não, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh lý mạch máu não, cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, mất ngủ, ù tai, rối loạn cảm giác, yếu liệt nửa người... Đồng thời, các chất chống gốc tự do này giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, chống căng thẳng/ stress...
Các chuyên gia tin rằng uống 1 viên aspirin mỗi ngày có thể giúp bạn phòng ngừa ung thư da.
Theo BBC,
những người sử dụng Aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau tương tự một cách thường xuyên sẽ giảm 15% nguy cơ mắc ung thư da – bao gồm cả những chủng bệnh gây chết người, các khối u ác tính. Nghiên cứu được thực hiện trên Tạp chí Ung thư với gần 200.000 người ở Đan Mạch. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sử dụng các loại kem chống nắng và trắng tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời vẫn là cách phòng ung thư da hữu hiệu nhất.
Aspirrin - Thuốc chống ung thư?
Trong nghiên cứu này, khoảng 18.000 trong số 200.000 người tham gia đã được chẩn đoán mắc một trong ba loại ung thư da - ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, hoặc có các khối u ác tính - hiếm gặp nhưng nguy hiểm hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ y tế của các cá nhân để tính toán bao nhiêu người đã được kê thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen trong khoảng thời gian 8 năm. Có những người sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh tim hoặc viêm khớp.
Những người thường sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid ít có khả năng bị ung thư da hơn những người khác. Liều dùng càng cao và thời gian sử dụng thuốc càng lâu thì hiệu quả bảo vệ càng cao.
Những cá nhân có nhiều hơn hai đơn thuốc có các loại NSAIDs giảm 15% nguy cơ phát triển ung thư tế bào vảy và giảm 13% nguy cơ các khối u hắc tố ác tính.
Hạn chế
Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học ở Đan Mạch cho biết, họ cần nghiên cứu thêm để xác nhận và giải thích các phát hiện của mình.
Các nghiên cứu ở động vật cho thấy, NSAIDs có thể ngăn chặn sự phát triển của các tổn thương da tiền ung thư nhưng vẫn chưa rõ liệu điều này có tác dụng tương tự đối với con người hay không. Các nhà khoa học cũng hoài nghi về việc loại thuốc này có thể bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh ung thư khác, bao gồm cả ung thư ruột.
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, mặc dù đã tìm ra sự liên quan giữa việc dùng các loại Aspirin với việc giảm nguy cơ ung thư da song họ lại không thể theo dõi chính xác lượng thuốc mà mỗi người thực sự đã dùng.
Ngoài ra, người dân còn có thể mua các loại thuốc dạng Aspirin ở hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Họ đồng thời cũng không nhìn vào nguyên nhân gốc rễ của ung thư da là ánh nắng mặt trời.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, mặc dù NSAIDs có khả năng bảo vệ chúng ta phần nào khỏi ung thư da song vẫn phải có ý thức bảo vệ dưới ánh mặt trời.
TS. Hazel Nunn của Viện Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết: “Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ ung thư da là tận hưởng ánh nắng mặt trời một cách an toàn và tránh để bị cháy nắng.
Biểu hiện rõ ràng cháy nắng là da bạn bị phá hủy và các tổn thương này có thể tăng lên theo thời gian và dẫn tới ung thư da trong tương lai. Khi ánh sáng mặt trời mạnh, cố gắng tận dụng bóng râm, quần áo và loại kem dưỡng da chứa SPF15 để bảo vệ làn da.
Có những bằng chứng cho thấy, Aspirin làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư song còn quá sớm để kết luận liệu chúng có tác dụng với ung thư da hay không. Aspirin cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế, nếu có ý định sử dụng loại thuốc này thường xuyên, bạn cần trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro khi dùng thuốc.”
 Diệu Thúy

Dẫu thầy thuốc và các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo nhưng nhiều người vẫn tự ý tìm mua thuốc có chứa corticoid tự điều trị... dẫn đến hậu quả bị tai biến rất nặng nề.

​Trứng cá đỏ do lạm dụng corticoid.
Bệnh nhân bị hội chứng Cushing và mọc râu do dùng corticoid.
Trong cơ thể ta có hai corticoid thiên nhiên được tiết ra từ vỏ thượng thận (là tuyến úp trên hai quả thận), đó là cortison và hydrocortison. Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là "đề xa") prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon...
Về phương diện chữa bệnh, corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Corticoid dùng để chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, các bệnh dị ứng ngoài da và hệ hô hấp (biểu hiện là hen suyễn nặng), bệnh suy tuyến thượng thận.
Bên cạnh đó, corticoid còn có nhiều tác dụng khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương, cùng nhiều cơ quan khác nhau.
Do thuốc corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, gây rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng, nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì, mặt tròn như mặt trăng, nhưng thật ra cơ thể lại bị teo cơ (đây là các biểu hiện trong hội chứng có tên là Cushing).
Thuốc còn gây cảm giác thèm ăn khiến có người dùng thuốc ăn ngon hơn nhưng lại có các tác dụng phụ nguy hiểm khác như làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm khuẩn (dễ bị lao, nếu đã bị lao sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc các bệnh nấm).
Đặc biệt, nếu dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết và như thế là rất nguy hiểm. Mới đây, Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân có các biến chứng nặng nề như: suy tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa... do tự ý lạm dụng corticoid. Riêng đối với trẻ em, do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ bị tác hại do corticoid là rất lớn.
Hiện nay, không ít thuốc Đông y "giả mạo" mà nhiều người từng biết đều được quảng cáo chủ yếu: "Mát huyết, trị bệnh gan gây ngứa, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ...". Trên thực tế, các thuốc Đông y "giả mạo" này đều có chứa corticoid, để tạo những tác dụng trước mắt: ăn được, ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức xương khớp sẽ giảm ngay hoặc nổi mề đay mẩn ngứa cũng sẽ hết (do tác dụng giảm đau chống viêm, chống dị ứng của corticoid) khiến nhiều người cho là "thần dược", nhưng tác hại do việc dùng lâu ngày các loại đông dược "giả mạo" này không sao lường được.
Ở đây, xin được nhấn mạnh về việc sử dụng thuốc bôi ngoài da dạng kem thuốc (crème) hoặc thuốc mỡ (pommade) có chứa dược chất corticoid, ví dụ như cortibion, celestoderme, synalar, halog, hydrocortisone, flucinar, topsyne, betneval...
Đây là thuốc bôi ngoài da chứa dược chất chống viêm rất quý, nếu dùng đúng chỉ định có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị, nhưng ngay cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ, có người dùng sai chỉ định, như dùng để chữa các vết lở loét, dùng trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc.
Nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên da mặt lâu ngày, da mặt mịn màng đâu chẳng thấy mà sẽ thấy bị trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm).
Các cô gái trước tuổi dậy thì nếu bôi lên da diện rộng, lâu ngày bị rối loạn sự phát triển hệ lông. Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu mà có chống chỉ định (tức không được dùng) ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Bôi ngoài da ở trẻ, thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn.
Cách đây không lâu, BV Nhi đồng 2 thông báo trường hợp đau lòng là một trẻ hai tháng tuổi bị hoại tử đầu ngón tay dẫn đến phải phẫu thuật cắt bỏ phần hư chỉ vì người thân mua kem chứa thuốc corticoid thoa mụn bóng nước trên da của trẻ. Bị hoại tử đầu ngón tay vừa kể là do vi khuẩn gây hoại tử do corticoid làm giảm sức đề kháng và vi khuẩn có điều kiện phát triển.
Như vậy, ta thấy thuốc corticoid tuy có nhiều tác dụng trị liệu rất tốt nhưng đồng thời có nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm. Dùng nó như dùng con dao hai lưỡi. Vì vậy, ta không nên tự ý dùng bừa bãi mà chỉ nên dùng khi có sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức
Sức khỏe và Đời sống
Vitamin K và những chỉ định điều trị


Vitamin K có vai trò quan trọng cho sức khỏe con người. Nhiều trường hợp bệnh được bác sĩ chỉ định dùng vitamin này.
Vitamin K và vai trò của nó
Vitamin K thuộc nhóm vitamin tan trong dầu (gồm có vitamin A, D, E, K), được chia làm 3 dạng chính:
Vitamin K1 (Phylloquinon, phytonadion, phytonacton) có nhiều trong các loạirau xanh (bông cải, rau diếp…), đậu nành, thịt, trứng, cá…
Vitamin K và những chỉ định điều trị
Vitamin K2 (Menaquinon) được tạo ra từ các loại vi khuẩn sinh sống trong ruột.
Vitamin K3 (Menadion) là dạng vitamin K tổng hợp.
Vitamin K1 và vitamin K2 có nguồn gốc thiên nhiên và không có độc tính.
Vitamin K3 được tổng hợp ra và có độc tính.
Vitamin K có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như:
Vitamin K đóng vai trò chủ yếu trong quá trình đông máu: vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzyme gan, tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), yếu tố VII, IX, X và các protein C, protein S. Vì vậy, vitamin K còn được gọi là vitamin đông máu.
Vitamin K giúp ngăn ngừa loãng xương: vitamin K giúp tăng cường sự gắn kết canxi vào khung xương, làm tăng mật độ xương giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
Vitamin K ngăn chặn quá trình xơ hóa động mạch: vitamin K ngăn chặn sự vôi hóa (calcification) ở động mạch làm xơ hóa động mạch, giúp bảo vệ tim mạch.
Vitamin K ngăn ngừa sỏi thận: vitamin K ngăn chặn sự tích tụ canxi ở thận nên giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Vitamin K từ thực phẩm và từ các vi khuẩn sinh sống ở ruột tạo ra, là nguồn cung cấp chủ yếu cho nhu cầu vitamin K của cơ thể.
Nhu cầu vitamin K
Nhu cầu hàng ngày của vitamin K:
Trẻ sơ sinh:
0 - 6 tháng: 2 microgam (mcg)/ngày.
7 - 12 tháng: 2,5mcg/ngày.
Trẻ em:
1 - 3 tuổi: 30mcg/ngày.
4 - 8 tuổi: 55mcg/ngày.
9 - 13 tuổi: 60mcg/ngày.
Thanh thiếu niên và người lớn:
14 - 18 tuổi: 75mcg/ngày.
> 19 tuổi: 90mcg/ngày.
Những chỉ định điều trị của vitamin K
Các chế phẩm vitamin K thường được trình bày ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm và được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Phòng ngừa và điều trị các trường hợp xuất huyết.
- Giảm prothrombin - huyết.
Bổ sung vitamin K cho cơ thể khi sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài (kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn sinh sống ở ruột có nhiệm vụ tổng hợp ra vitamin K).
Người mắc bệnh ở đường tiêu hóa (viêm ruột, xơ gan, tắc mật…) không hấp thu vitamin K.

Phòng ngừa sự thiếu vitamin K ở trẻ mới sinh (do các vi khuẩn ở ruột chưa tổng hợp ra vitamin K).


1. Vitamin B1 (thiamin, Aneurin)1.1. Nguồn gốc, cấu trúc và tính chấtCó nhiều trong men bia (6 - 10 mg/ 100g), cám gạo, đậu tương. Ngoài ra có lượng nhỏ vitamin B1 trong sữa, trứng, thịt nạc, gan, thận.
Không ổn định với ánh sáng và độ ẩm. Mất hoạt tính trong môi trường trung tính và base.
Ổn định tính chất ở pH = 4.
Enzym diphosphatk inase xúc tác cho sự chuyển hóa thiamin thành thiamin pyrophosphat
bị ức chế bởi các chất kháng thiamin: neopyrithiamin và oxythiamin.
1.2 . Vai trò sinh lý- Dạng hoạt tính của thiamin là thiaminpyrophosphat có vai trò một coenzym của decarboxylase, tr ansketolase giúp cho quá trình chuyển hóa pyrurat, α- ketoglutarat thành
các aldehyd và acid carboxylic và chuyển hóa pentose trong chu trình hexosemonophosphat. Khi thiếu thiamin nồng độ pyrurat trong máu tăng cao và transketolase trong hồng cầu giảm r õ rệt.
- Tham gia tổng hợp acetylcholin và khử carboxyl của valin, leucin và isoleucin.
1.3.Dấu hiệu thiếu hụt



Khi thiếu vitamin B1 có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, giảm trí nhớ, đau, viêm dây thần kinh, giảm trương lực cơ.
Nếu thiếu nặng và kéo dài có thể dẫn đến bệnh tê phù Beri -Beri và suy tim, ngày nay ít gặp.
1.4.Dược động họcHấp thu ở ruột nhờ quá trình vận chuyển tích cực, liều cao có thể khuếch tán thụ động qua niêm mạc ruột. Bão hòa ngưỡng hấp thu với liều 8 - 15 mg nhưng chia nhỏ li ều và uống rải rác cùng với thức ăn sẽ tăng sự hấp thu.
Thiamin được tập trung cao nhất ở gan, não, thận, tim. Khi các mô quá nhu cầu thiamin
sẽ bị thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chưa chuyển hóa, hoặc dạng pyrimidin.
1.5.Chỉ định và liều dùng* Chỉ định:
- Bệnh tê phù Beri – Beri - Viêm đau dây thần kinh, đặc biệt ở người nghiện rượu, phụ nữ có thai.
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, khó tiêu, ỉa chảy kéo dài, viêm loét đại tràng.
- Bệnh tim mạch, người có chế độ nuôi dưỡng nhân tạo và nhược cơ.
* Liều dùng:
- Trung bình người lớn uống 0,04 - 0,1g/ ngày hoặc tiêm bắp 0,05 g/ ngày.
- Liều cao 0,1- 1,0g/ ngày (chia 2 - 3 lần) dùng để điều tị viêm dây thần kinh, đau khớp,
đau mình mẩy.
- Khi nhu cầu sử dụng glucid tăng thì cần tăng liều lượng thiamin. Cứ 1000 calo có nguồn
từ glucid cần 0,5 mg thiamin.
* Không tiêm trực tiếp vitamin B 1 vào tĩnh mạch gây shock có thể dẫn đến tử vong. Có thể pha 100 mg thiamin trong 1 lít dung dịch glucose để nhỏ giọt tĩnh mạch.


2. Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B 6 (Pyridoxin)


- Vitamin B2: có màu vàng và có mặt trong hầu hết các thực phẩm, vi khuẩn ở ruột có khả năng tổng hợp vitamin B 2. Ít tan trong nước hơn các vitamin nhóm B khác và dễ bị phân huỷ trong môi trường nước và base, là thành phần cấu tạo nên Flavomononucleotid
(FMN) và Flavoadenindinucleotid (FAD). FMN và FAD là cofactor của cyt - c- reductase,
oxydase và dehydrogenase giúp tăng cường chuyển hóa glucid, lipid, protid và vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp tế bào.
Ít gặp thiếu hụt riêng rẽ vitamin B 2. Ở những người nu ôi dưỡng nhân tạo, viêm da, niêm mạc, thiếu máu và rối loạn thị giác có thể uống vitamin B 2 (5- 10 mg/ ngày).


- Vitamin B6: có mặt trong nhiều loại thực phẩm giống vitamin B 1 và rất dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với chất oxy hóa hay tia cực tím. Dưới sự xúc tác của pyridoxalkinase, vitamin B 6 chuyển thành pyridoxalphosphat một coenzym của transaminase, decarboxylase và desaminase. Ngoài ra, vitamin B 6 còn tham gia tổng hợp GABA và chuyển hóa acid oxalic, vitamin B 12, acid folic.
Có thể gặp thiếu vitamin B6 ở người suy dinh dưỡng hoặc dùng INH, hydralazin, pencilamin…
Thuốc được dùng đường uống, tiêm bắp hoặc dưới da 0,05 - 0,1g/ ngày cho những người có viêm dây thần kinh ngoại vi, thần kinh thị giác, xơ vữa động mạch, động kinh, chứng múa vờn ở trẻ em, người say tàu xe, viêm niêm mạc miệng, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt hoặc khi dùng kèm 1 số thuốc.
3. Vitamin B 3 (acid nicotinic, Niacin, vitamin PP): Xin xem bài thuốc hạ lipoprotein máu.

Thêm chú thích

4. Vitamin B5 và B8


Ít gặp thiếu hụt 2vitamin này riêng rẽ
Vitamin B5 (acid panthothenic) : Có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, là thành phần rất quan trọng cấu tạo nên coenzym A, giúp cho sự chuyển hóa glucid, lipid, tổng hợp các sterol trong đó có hormon steroid và porphyrin. Thuốc được chỉ định trong rối loạn chuyển hóa do các nguyên nhân khác nhau, bệnh ngoài da, chóng mặt do kháng sinh aminoglycosid gây ra, phòng và chống sốc sau mổ và viêm nhiễm đường hô hấp.
Vitamin B8 (vitamin H, Biotin):
Có nhiều trong các phủ tạng, lòng đỏ trứng, cá, các loại hạt và là cofactor của enzym carboxylase tham gia phản ứng khử carboxyl của 4 cơ chất: Pyrurat - CoA, acetyl- CoA, Propionyl- CoA và β- methylcrotonyl - CoA giúp cho sự chuyển hóa glucid và lipid. Tuy nhiên, vitamin B8 thường đựơc chỉ định trong bệnh da tăng t iết bã nhờn, bệnh nhân có chế độ ăn nhân tạo và thiếu hụt enzym phụ thuộc biotin có tính di truyền.