WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label Mùa du lịch. Show all posts
Showing posts with label Mùa du lịch. Show all posts
Đừng quên mang theo những thức ăn nhẹ tiện ích như ngũ cốc, bò khô, các loại hạt...
Vào dịp nghỉ lễ dài ngày hay kỳ nghỉ hè sắp tới, để an toàn và tiết kiệm chi phí, bạn nên chuẩn bị một chút thức ăn nhẹ cần thiết cho chuyến đi chơi của mình. Những thực phẩm này vừa tiện dụng, dễ mang theo mà còn bổ sung nguồn năng lượng hữu ích, đảm bảo cho bạn có một sức khỏe dẻo dai, tinh thần thoải mái để sẵn sàng vui chơi thỏa thích.
Thực phẩm ngũ cốc 
Thực phẩm ngũ cốc rất hữu ích cho cơ thể của chúng ta. Khi đi chơi xa dài ngày, bạn không thể quên thực phẩm này vì ăn ngũ cốc, đặc biêt là ngũ cốc nguyên cám giúp duy trì năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
Bạn nên mang theo bánh quy giòn làm từ ngũ cốc hoặc gói ngũ cốc dinh dưỡng nguyên cám bổ dưỡng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa là cách 'chống đói' hữu hiệu sau khi vui chơi mệt nhoài. Khi sử dụng thực phẩm này bạn sẽ no nhanh và no lâu vì ngũ cốc rất giàu chất xơ.
Thực phẩm ngũ cốc rất hữu ích cho cơ thể của chúng ta (Ảnh minh họa: Internet) 
Trái cây tươi
Bạn có thể chuẩn bị sẵn trái cây tươi ngay từ nhà hoặc bạn có thể ghé mua thêm ở trên dọc đường đi. Cách đơn giản nhất là bạn nên cho trái cây cắt gọt sẵn vào trong hộp nhựa để sẵn sàng phục vụ các thành viên trong chuyến nghỉ lễ dài ngày. Bạn nên sử dụng các loại trái cây tốt cho sức khỏe, dễ bảo quản và sử dụng tiện lợi như dứa, xoài, mít…
Thịt bò khô và xúc xích
Đây là thức ăn nhẹ rất được các bạn trẻ nhất là trẻ em ưa thích vì hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Những gia đình có con trẻ đi cùng trong những chuyến du lịch nhiều ngày thì không thể thiếu 2 món ăn này được. Xúc xích và thịt bò khô cũng dễ bảo quản và mang đi theo nhẹ nhàng, không quá nặng nề.
Bạn lưu ý là có một số sản phẩm xúc xích và bò không không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng. Chính vì vậy, khi bạn lựa chọn mua những loại thực phẩm này thì cần đọc kỹ nhãn mác và mua ở những địa chỉ uy tín.
Các loại hạt
Các loại hạt là sự lựa chọn hàng đầu cho những chuyến đi chơi nhiều ngày của bạn vì chúng có chứa đầy đủ lượng chất xơ, chất béo và protein có lợi cho sức khỏe, cung cấp cho bạn năng lượng dồi dào để có thể thoải mái tham gia các hoạt động vui chơi khi du lịch.
5 thức ăn nhẹ cần cho chuyến đi chơi dài ngày - ảnh 2
Các loại hạt là sự lựa chọn hàng đầu cho những chuyến đi chơi nhiều ngày của bạn 

Hạnh nhân, lạc, hạt dẻ, hướng dương và hạt điều là sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Ban nên mua các loại hạt đã được đóng gói sẵn trong các siêu thị uy tín, chú ý đọc kỹ nhãn mác, hãng sản xuất và hạn sử dụng.
Phô mai ít béo
Để giúp bạn kiểm soát cân nặng cũng như là năng lượng một cách tốt hơn trong những dịp vui chơi, bạn nên mang theo phô mai ít béo. Đây là sản phẩm rất tiện ích cho cả người lớn và trẻ nhỏ, giúp bạn cung cấp canxi, chất đạm đầy đủ, cần thiết cho cơ thể, tránh để bạn sa đà, nạp năng lương vào những thực phẩm không an toàn tại địa điểm du lịch.
Hồng Nam
Theo Suckhoedoisong.vn
Nghỉ lễ là thời điểm ăn uống kém cân bằng nhất. Vì vậy, cần thực sự chú ý với những món ăn dịp lễ để vui mà vẫn khỏe.
Bất kì lúc nào, đồ ngọt, đồ chiên rán, sữa và các món giàu tinh bột nếu được sử dụng nhiều đều ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe. Tuy nhiên trong những ngày nghỉ lễ vui vẻ, mọi người lại 'chiều chuộng' bản thân mà quên đi điều này.
Những thực phẩm nên hạn chế trong dịp nghĩ lễ - ảnh 1
Chớ để dịp lễ làm hại sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa: Internet)
1. Đồ ngọt
Bạn thường thích thú với việc nhâm nhi một chút bánh ngọt sau bữa ăn. Vì vậy, trong những dịp có quá nhiều bánh kẹo như những ngày lễ thì bạn sẽ khó lòng cưỡng lại thói quen của mình, và thường đáp ứng thói quen đó một cách không kiểm soát. Tuy nhiên việc ăn đồ ngọt kéo dài liên tục sẽ gây hại cho sức khỏe. Ăn nhiều đồ ngọt bất kể lúc nào cũng ảnh hưởng không tốt vì tích tụ lượng đường lớn vào cơ thể, nhưng ăn sau bữa ăn còn làm cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ các món ăn trước đó bị giảm sút.
Vì vậy, trong những dịp dành cho 'thế giới' của đồ ngọt như những ngày lễ sắp tới, bạn nên kiểm soát thói quen của mình nếu muốn tận hưởng những ngày nghỉ trọn vẹn.
Những thực phẩm nên hạn chế trong dịp nghĩ lễ - ảnh 2
Lượng đường lớn trong đồ ngọt cực kì có hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet) 
2. Sữa
Bạn thích uống sữa và thường xuyên uống thay thế cho các bữa ăn trong ngày. Chúng ta đều biết sữa là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng thì có thể gây hại ngoài ý muốn. Vì lượng đường trong sữa cao nên khiến bạn bị đầy bụng và dễ tăng cân trong khi cơ thể vẫn ở trong tình trạng thiếu chất.
Hãy cân nhắc uống sữa ở những thời điểm thích hợp và một lượng nhất định, đặc biệt trong những chuyến đi chơi xa trong kì nghỉ sắp tới.
3. Thực phẩm nhiều carb
Những chuyến đi chơi hay tụ tập bạn bè khiến bạn thay đổi thói quen ăn uống, thời gian nghỉ ngơi thiếu khoa học... và kết quả là dạ dày thường xuyên kêu đói bất thường bị đối xử tàn nhẫn. Để giải quyết vấn đề này thật nhanh chóng, bạn thường chọn giải pháp ăn bất cứ thứ gì, thậm chí là thực phẩm nằm ngoài danh mục bạn có thể ăn. Lúc này bạn không một chút phân vân chọn chiếc bánh sandwich hay thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Cách giải quyết này hoàn toàn không khoa học vì dạ dày phải làm việc thất thường và mệt mỏi đến tận nửa đêm mà vẫn chưa hết lượng carb tích vào cơ thể.
Cách tốt nhất để cầm cự cơn đói bất thường là chọn ăn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và protein, có thể là các loại hạt. Như vậy bạn không lo cơ thể bị 'sai nhịp' vì vẫn giữ thói quen ăn uống đúng giờ.

Tiếp nhận quá nhiều carb dẫn đến khó tiêu (Ảnh minh họa: Internet) 
4. Các món chiên rán
Thịt rán, khoai tây chiên… là những thực phẩm không thể thiếu trong một dịp quây quần hoặc đi chơi xa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng các món chiên rán, đặc biệt là khoai tây không chỉ tăng nguy cơ tăng cân khi ăn nhiều mà còn tăng lượng cholesterol trong cơ thể.
Vậy nên, để bạn nghỉ ngơi trong kì nghỉ mà không lo tăng cân, tại sao bạn không chọn làm các món từ rau củ, đặc biệt là rau xanh rất. Nó không chỉ cung cấp chất xơ mà cũng bổ sung dinh dưỡng. giảm chất béo trong cơ thể.
Vũ May
Theo Suckhoedoisong.vn
Những ngày mùa nghỉ sắp tới sẽ là mùa du lịch bận rộn nhất trong năm. Mà bây giờ, khi nói tới du lịch là nói tới chuyện đi máy bay vì đây là phương tiện di chuyển đường xa tiện dụng và thông thường nhất. Tưởng tượng sau những thủ tục check in rất dài và phiền toái, bạn thở phào ngồi thoải mái trong lòng ghế. Nhưng khi máy bay cất cánh bay lên cao, bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu, ù và đau trong tai. Âm thanh chung quanh bỗng trở nên mờ mịt không rõ. Bạn đang bị chứng “tai máy bay” hay nói rõ hơn “đau tai khi đi máy bay”.
Triệu chứng
- Chứng đau tai khi đi máy bay có thể xẩy ra ở một hay cả hai tai. Triệu chứng gồm có:
-Cảm giác khó chịu hay đau trong tai
-Tai cảm thấy nghẹt hay đầy
-Nghe kém đi
-Ù tai
-Chảy máu trong tai
-Chóng mặt
Nếu bị nặng hay kéo dài, bạn có thể bị thêm những triệu chứng sau:
-Đau tai dữ dội
-Thấy nghẹt trong tai giống như khi lặn xuống nước
-Thính lực bị giảm nhiều hay mất hẳn
Nguyên nhân
Phần tai giữa và tai ngoài của chúng ta ngăn cách bằng màng nhĩ (do đó, khi đi bơi ta không bị nước tràn vào tai trong). Nơi tai giữa có một ống gọi là eustachian tube. Ống này thông với mũi và miệng. Khi ta ngáp hay nuốt, ống này mở ra khiến không khí từ mũi và miệng vào tai giữa. Do đó, áp xuất không khí của tai giữa và tai ngoài bằng nhau và bạn không cảm thấy tai bị nghẹt hay gì cả. Tuy nhiên, khi máy bay cất cánh hay đáp xuống, có sự khác biệt giữa áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa khiến màng nhĩ bị phồng lên hay kéo giật về sau khiến bạn bị đau tai và có những triệu chứng đã kể.
Cũng vậy, khi ống eustachian bị nghẹt, áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa sẽ bị chênh lệch, bạn cảm thấy tai bị nghẹt. Màng nhĩ không rung động được nên âm thanh nghe không rõ và bệnh nhân cảm thấy đau tai vì màng nhĩ bị giãn ra.
Khi nào bị “tai máy bay”
1.Khi bị cảm, vì ống eustachian sẽ bị nghẹt do màng nhầy trong mũi và miệng sưng lên. Trẻ em dễ bị hơn người lớn vì ống eustachian của các em nhỏ hơn người lớn.
2.Khi bị viêm xoang hay bị dị ứng mũi, cùng nguyên tắc như trên.
3.Thợ lặn, người leo núi hay người trượt nước dễ bị tai nạn do thay đổi áp xuất này
4.Bị đánh mạnh vào tai hay rơi vào nước với tốc độ nhanh cũng sẽ bị “tai máy bay”.
Biến chứng
1.Màng nhĩ bị thủng
2.Nhiễm trùng tai
3.Mất thính lực
Tuy nhiên, bệnh này thường không nặng lắm và có thể tự chữa. Thính lực sẽ được phục hồi. Nếu bạn bị nặng và đau kéo dài, nên đi gặp bác sĩ.
Ngăn ngừa
1. Không đi máy bay khi đang bị cảm, nghẹt mũi hay nhiễm trùng tai
2. Dùng thuốc chống nghẹt mũi (mua tự do) xịt: khi bắt đầu cài dây nịt an toàn, xịt 4 cái vào một bên mũi trong khi bịt lỗ mũi bên kia. Trong lúc đó, nên nhai kẹo cao su và nuốt nước miếng, bạn sẽ không cảm thấy vị đắng của thuốc xịt và làm cho thuốc gần ống eustachian hơn
3. Tránh uống thuốc nghẹt mũi viên: các ông trên 50 tuổi khi uống thuốc nghẹt mũi có chứa chất pseudoephedrine có thể bị sưng tuyến tiền liệt bất thình lình, cần vào bệnh viện.
4. Uống thuốc chống dị ứng trước khi lên máy bay nếu bạn bị dị ứng.
5. Ngậm kẹo hay nhai kẹo cao su trong khi bay để nuốt nhiều. Ngáp cũng làm các bắp thịt co thắt khiến ống eustachian mở
6. Làm thông tai trong khi máy bay lên hay xuống: bằng cách thổi nhẹ trong khi bịt mũi và đóng miệng. Làm nhiều lần để quân bình áp suất của tai giữa và tai ngoài
7. Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống: bạn cần nuốt nhiều lần trong lúc này để tai được thông.
8. Trẻ nhỏ: cho uống nước trong khi máy bay lên xuống để giúp các em nuốt nhiều. Cho uống Tylenol 30 phút trước khi máy bay cất cánh để giảm đau. Không dùng thuốc nghẹt mũi cho các em.
9. Cần hỏi bác sĩ trước khi bay nếu bạn mới bị mổ tai.
10. Dùng nút tai loại filtered để làm cân bằng áp suất từ từ. Có thể mua tại các nơi chữa bệnh tai hay ở phi trường.
11. Uống nhiều nước trước khi bay để tránh bị thiếu nước. Không nên uống cà phê hay rượu vì những thứ này làm co thắt các mạch máu khiến càng dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ.
Tự chữa
Nếu bị nghẹt tai trong khi bay, bạn nên thử làm thông tai bằng cách hít vô rồi từ từ thở ra trong lúc bịt mũi và đóng miệng lại. Làm nhiều lần cho tới khi thấy dễ chịu.
Nếu tai vẫn bị nghẹt nhiều giờ sau khi xuống máy bay, nên đi gặp bác sĩ.
Bs Nguyễn Thị Nhuận

Ngày nay, máy bay đã trở thành phương tiện hữu dụng rút ngắn thời gian cho con người mỗi khi đi xa. Lần đầu tiên đi máy bay, để tránh gặp phải những rắc rối đáng tiếc xảy ra, ngoài việc tìm hiểu kỹ về những quy định của các hãng hàng không ở các nước sở tại bạn cũng nên biết một số kinh nghiệm để giữ gìn sức khỏe trong suốt chặng đường bay.

Nên mang theo những giấy tờ cần thiết gồm: vé, hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với yêu cầu của chính quyền sở tại.
Những thủ tục tại sân bay sẽ được bắt đầu sớm hơn 2 giờ và kết thúc trước giờ bay theo lịch 30 phút. Khi đi, bạn không được mang trong hành lý chất khí lỏng, rắn, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, từ tính. Hành lý miễn cước tùy theo hãng máy bay có thể từ 20kg đến 70kg.
Một số tác hại cần lưu ý
Mất nước
Trên thực tế, hệ thống làm mát trên máy bay làm tăng nguy cơ mất nước. Hơn nữa, sự thay đổi của áp suất khí quyển và sức nóng làm rối loạn sự lưu thông của các mạch máu.
Mệt mỏi vì ngồi lâu trên khoang, vì sự thay đổi về khoảng cách thời gian trong giấc ngủ và ăn uống, dẫn đến rối loạn nhịp độ sinh hoạt, nhức đầu, mất ngủ, đầy bụng.
Lời khuyên
Đi ngủ sớm hơn một giờ nếu đi du lịch về phía Đông, và đi ngủ chậm hơn một giờ nếu đi du lịch về hướng Tây.
Trước khi đi 3 ngày, du khách nên ăn nhiều protein như thịt, phô mai vào các bữa điểm tâm, ăn nhiều rau, bột vào buổi chiều. Ngày thứ hai thì ăn thức ăn nhẹ như súp, trái cây, thịt nướng. Và ngày thứ ba nên ăn theo chế độ ngày thứ nhất.

Ù tai khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, nhất là khi đang đau đầu.

Nguyên nhân: hiện tượng thay đổi áp suất khi máy bay thay đổi độ cao.
Lời khuyên: luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt hai lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra. Làm như vậy, bạn sẽ tự cân bằng được phần nào áp suất bên trong tai với bên ngoài. Nếu đang bị ngạt mũi, nên dùng thuốc phun hoặc uống thuốc để mũi được thông.
Chân bị phù, chuột rút, đau cơ khắp người và cảm thấy mệt mỏi
Đặc biệt, việc phải ngồi quá lâu trong một chiếc ghế chật hẹp khiến cơ thể hầu như bất động hoàn toàn là nguyên nhân làm cho chân bị phù. Triệu chứng này đe dọa tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Căn bệnh này càng trở nên trầm trọng với những người bị chứng khuyết hối, nó làm tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và gây nên bệnh viêm tĩnh mạch chết người.
Lời khuyên
Duỗi bàn chân ra trong 5 giây rồi trở lại vị trí bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là đối với các bắp thịt.
Uống nhiều nước, một lít nước trong năm tiếng.
Tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê, coca hoặc rượu. Những đồ uống này sẽ làm tăng khả năng mất nước.
Tránh dùng thuốc ngủ hay thuốc an thần. Khi dùng những loại thuốc này, bạn sẽ không hoạt động được nhiều và nguy cơ mắc các bệnh nói trên tăng cao.
Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ, làm bốn lần rồi đổi chiều, nhún hai vai rồi quay tròn; giơ cao hai tay lên trần, thay đổi tay trái rồi đến tay phải, cử động các ngón chân và bàn chân lên xuống nhiều lần. Nếu có thể nên đứng lên và đi lại một quãng để máu lưu thông tốt.
Tập thở chậm và sâu giúp oxy vào phổi nhiều để cung cấp cho máu. Ngoài ra, để tránh khó chịu khi ngồi trên khoang bay, nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh chỗ ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên xuống nhất. Nên mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.
Tăng sự lưu thông máu ở chân: cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần; đứng lên (và nếu có thể), cứ hai giờ lại dời chỗ để đi một quãng; tập thở chậm và sâu; lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời nên việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu.
Như vậy bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ mệt và nhức đầu.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực vật cũng rất hữu hiệu cho sức khỏe của bạn trong chuyến bay. Cây mùi tây, nho đỏ… là những loại thực phẩm làm lưu thông mạch máu và ngăn chặn bệnh phù.


Một số bệnh sau đây không thích hợp đi lại bằng đường hàng không


- Người bị bệnh tim nặng đến giai đoạn hiểm nghèo như suy tim có triệu chứng tím tái hoặc bị tắc mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

- Người bị bệnh nghiêm trọng ở bộ máy hô hấp, khó thở hoặc hen phế quản nặng; bị các bệnh gây tràn khí, tràn dịch màng phổi hay vừa qua các xét nghiệm y tế mà bọt khí còn tồn lưu trong hệ thống thần kinh trung ương như chụp Xquang não bơm khí, chụp não thất.
- Những người có bệnh cao huyết áp (trên 230/130 mmHg) hoặc những người có bệnh huyết áp thấp (80/50 mmHg).
- Người bị tổn thương gây ra các triệu chứng như ho  ra máu tái phát, khạc ra máu, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
- Người bị đột quị vừa mới trong vòng 4 tuần lễ.
- Người bị các bệnh: khối u trung thất, thoát vị quá lớn, tắc ruột.
- Người bị tổn thương não, vỡ xương sọ, gãy xương hàm phải mang nẹp vĩnh viễn.
- Người bị thiếu máu nặng với mức phải mang Hemolobin dưới 8g/dl.
- Người mới phẩu thuật (đặc biệt là ở đầu ngực bụng) chưa đủ thời gian để liền vết thương.
- Người bị ảnh hưởng của say rượu, ma túy hay các chất kích thích.
- Người bị bệnh tâm thần ở trạng thái không ổn định có thể gây nguy hiểm cho người khác.
- Người bị liệt trong vòng 1 tháng kể từ khi khởi phát. Với trường hợp bị liệt do hành não dù ở giai đoạn nào cũng không nên đi máy bay.
- Người bị bệnh ngoài da có thể gây nhiễm hoặc có hình dạng kỳ quái, hôi hám.
- Người bị các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, sốt phát ban, đậu mùa, viêm não Nhật bản, lao tiến triển.
- Trẻ sơ sinh dưới 14 tháng tuổi, phụ nữ có thai từ 32 tuần tuổi trở lên, phụ nữ ngay sau khi sinh.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, nếu chứng bệnh được chẩn đoán là ổn định và được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và nhân viên ý tế có kinh nghiệm đi kèm để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người bệnh thì vẫn có thể được xem xét chấp nhận vận chuyển bằng đường hàng không.
Nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn là những triệu chứng khá phổ biến ở những người đi máy bay. Các triệu chứng này xuất hiện do sự thay đổi áp lực của không khí, đặc biệt là khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Máy bay càng lên cao và càng lao xuống nhanh, sự thay đổi áp suất càng đột ngột sẽ dễ gây ra các triệu chứng trên.

Ảnh: flickr.com
Bạn có thể khắc phục "sự cố" này bằng những gợi ý sau đây:

• Hãy nói cho bác sĩ biết bạn mắc chứng chóng mặt trước khi đi du lịch bằng máy bay. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo tốt nhất dành cho bạn để khắc phục tình trạng này. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc giảm nhức đầu hiệu quả như Acetazolamide, sumatriptan... Bạn nên sử dụng các loại thuốc này trước giờ bay khoảng 1 ngày và 1 liều tiếp theo trong khi di chuyển trên máy bay. Những loại thuốc này có tác dụng khắc phục chứng say độ cao và có thể ngăn ngừa nhức đầu rất tốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi thăm bác sĩ xem có thể dùng thuốc aspirin, tylenol hoặc ibuprofen cùng với bất kỳ loại thuốc theo toa mà bạn đang dùng để tránh say độ cao hay không.


Ảnh: flickr.com
• Sự thay đổi độ cao có thể làm cho nồng độ ôxy trong cơ thể bị suy giảm, khiến các mạch máu không vận chuyển đủ ôxy đến các cơ quan nội tạng, làm cho bạn cảm thấy đau đầu và mệt mỏi. Do đó, bạn nên mua vé có chuyến bay thẳng đến điểm du lịch mà bạn cần đến để tránh sự thay đổi độ cao cũng như thời gian đợi chờ, luân chuyển qua máy bay khác...làm cho bạn càng chóng mặt hơn.

Ảnh: flickr.com
• Ánh sáng trên máy bay cũng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu và buồn nôn nên bạn nhớ mang theo kính mát sậm màu hoặc dùng mặt nạ ngủ trong suốt thời gian bay để ngừa các triệu chứng nói trên.

Ảnh: flickr.com
• Bạn cũng nên ăn các loại thức ăn nhẹ giàu chất xơ như hạt điều, hạnh nhân, trái cây sấy khô, uống nhiều nước trước khi lên máy bay và trong khi "vi vu" trên không. Bởi lẽ, nếu cơ thể bị mất nước và không đủ năng lượng vận động sẽ khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và nhức đầu hơn trong suốt chuyến bay.

Ảnh: flickr.com
• Bên cạnh đó, bạn cũng tránh sử dụng các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu...trước và trong khi đi máy bay vì chúng làm cơ thể của bạn mất nước, giảm chức năng trao đổi chất trong cơ thể, từ đó gây đau đầu và mệt mỏi.

Ảnh: flickr.com
• Vận động cơ thể thường xuyên trước, trong và sau khi đi máy bay cũng là cách làm hay để cải thiện chứng đau đầu. Bởi lẽ, nếu ngồi lâu trên máy bay mà không vận đông, sự lưu thông máu sẽ không diễn ra tốt đẹp, gây tê cứng tay chân và làm bạn chóng mặt. Nếu bắt buộc phải ngồi tại chỗ trong khoảng thời gian dài, bạn nên duỗi thẳng tay chân và cổ thường xuyên. Nếu có thể, bạn cũng nên đi bộ qua lại trên máy bay để thư giãn cơ bắp.

Ảnh: flickr.com
• Áp suất không khí thay đổi cũng có thể làm cho bạn bị ù tai và nghẹt mũi...từ đó gây chóng mặt và nhức đầu. Bạn nên mang theo thuốc trị viêm xoang để khắc phục tình trạng này.


Ảnh: flickr.com
• Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là độ ẩm trên máy bay rất ngột ngạt, tương tự như khí hậu ở sa mạc vậy. Vì vậy, sau khi máy bay hạ cánh, du khách nên cố gắng xuống máy bay để hít thở không khí trong lành càng sớm càng tốt. Điều này có thể giúp bạn phòng ngừa chứng đau đầu sau khi đi máy bay một cách hiệu quả.

Ảnh: flickr.com

ĐÌNH HUỆ (Theo wikihow.com)

 
Bạn luôn nghĩ rằng mình đã chuẩn bị rất kỹ càng mọi thứ từ vật chất đến tinh thần trước khi bước chân vào hành trình du lịch. Nhưng bạn không thể lường trước được những sự việc xấu có thể xảy đến bất cứ lúc nào trong hành trình du lịch của bạn. Nếu sự cố xấu xảy đến với bạn, lúc đó hãy bình tình giải quyết mọi vấn đề bằng kinh nghiệm học hỏi được từ chính những người đã trải qua. 



Kiệt sức do nóng
Triệu chứng: thường là sốt, lừ đừ, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, chuột rút, nặng hơn có thể trụy tim mạch.
Lời khuyên: uống nước đầy đủ, dùng thêm muối và điện giải dạng viên hòa tan là cách lấy lại cân bằng rất nhanh. Trường hợp nặng, phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế.
Say nắng
Triệu chứng: thường là sốt cao (40 – 41 0C), da đỏ bừng, khô ran, nhức đầu, rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.
Lời khuyên: Cần đưa bệnh nhân ra khỏi chỗ nóng, cởi bỏ hết quần áo, nhúng khăn ướt đắp lên người đồng thời để quạt máy hướng thẳng vào phần da được làm ẩm nhằm tăng cường sự bốc hơi.
Tránh: tuyệt đối không được tắm hay đắp bằng nước đá. Sau khi sơ cứu đưa ngay bệnh nhân vào viện để được điều trị thích hợp.
Say tàu xe
Lời khuyên: tốt nhất là bạn nên đề phòng bằng cách chỉ ăn nhẹ trước và trong khi di chuyển; chọn vị trí ngồi ở gần cánh máy bay, giữa thân tàu hay ôtô; không đặt bàn chân lên sàn xe; uống thuốc chống say tàu, xe nửa tiếng trước khi khởi hành; trong khi di chuyển có thể ngậm kẹo gừng hay kẹo bạc hà.


Say sóng
Triệu chứng: tim đập nhanh, tăng huyết áp, thần kinh hưng phấn, nôn mửa.
Lời khuyên: cần đề phòng trước khi đi tàu biển, chỉ nên ăn nhẹ, ngồi hoặc nằm đầu quay về phía sau tàu, nhìn vào một điểm ở xa, không nhìn vào các vật gần đang quay tròn, và cũng nên chuẩn bị sẵn túi nilon để chứa chất nôn khi cần. Trong trường hợp bị say có nôn mửa liên tục, bệnh nhân cần được tiêm bắp một ống nautamin 60 mg hoặc uống 1-2 viên nautamin 90 mg để chống nôn, chống say. Ngoài ra, có thể tiêm dưới da 1-3 ống atropin 1/4 mg trong 24 giờ để chống tiết dịch, phối hợp với uống 1-2 viên gardenan 0,1 g để an thần.
Tiêu chảy
Lời khuyên: cần uống Oresol hoặc sử dụng các thuốc trị tiêu chảy khác nhưng không được lạm dụng. Nước trái cây đóng hộp, nước ngọt, trà, cà phê có thể làm bệnh nặng hơn, do đó chỉ nên uống nước khoáng hay nước có pha viên muối điện giải. Ngừng ăn rau, trái cây hay thức ăn có dầu mỡ, nên ăn cháo, trứng luộc chấm muối hay yaourt.
Đôi chân ngoan cố
Triệu chứng: cảm giác chân không muốn nhấc khiến bạn đôi khi muốn bỏ dở hành trình.
Lời khuyên: xin mách ngay một giải pháp tinh tế. Đầu tiên, ấn hai ngón cái lên toàn bộ phần gan bàn chân, sau đó xoa bóp lần lượt từng ngón chân, đồng thời kéo giãn nhẹ nhàng. Cuối cùng, vỗ nhẹ lên ống chân, gót chân và toàn bộ bàn chân.
Đau đầu như búa bổ
Lời khuyên: có rất nhiều cách làm dứt cơn đau đầu của bạn nhưng đơn giản nhất là bạn chỉ cần đắp khăn lạnh lên trán và nhắm mắt lại khoảng từ 3 – 5 phút.
Da bỏng nắng
Lời khuyên: bạn nên chuẩn bị sẵn trong balô một ít lá nha đam (lô hội). Bạn có thể lấy phần gel trong lá bôi lên vùng da bỏng nắng 3 lần/ngày trong vòng một tuần. Ngoài ra, mỗi ngày bạn cũng nên uống thêm 1 viên multivitamin và 1 viên vitamin C 500mg.
Chứng huyết khối trong tĩnh mach – Deep vein thrombosis (DVT):
Triệu chứng: xuất hiện tình trạng cục máu đông ở chân. Bị cục máu đông rất nguy hiểm vì cục máu đông có thể vỡ nhỏ và di chuyển tới những bộ phận chính trong cơ thể kể cả tim hay phổi và có thể đe dọa đến sinh mạng.
Nguyên nhân: khi đi máy bay là do tuổi tác, chứng béo phì, hút thuốc, do di truyền, do mới giải phẫu hay bị chấn thương ở chân, bị giãn tĩnh mach, mang thai, uống thuốc ngừa thai, đông máu bất thường và đã từng bị ung thư. Áp suất thay đổi trên máy bay cũng có thể là một nguyên nhân.
Lời khuyên: nên dùng loại vớ có ép hoặc uống thuốc sẽ hữu dụng. Vì vậy nếu bạn lo ngại có thể bị DVT thì khi chuẩn bị cho chuyến đi nên nói chuyện với bác sĩ.
Chúc các bạn vi vu an toàn và vui vẻ nhé!
Trong thời tiết nắng nóng gay gắt như những ngày vừa qua dễ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, đặc biệt rất dễ bị say nắng, say nóng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Say nóng:
Nguyên nhân dẫn đến say nóng thường do lao động nặng nhọc trong môi trường nóng, trời quá nắng vào buổi chiều, nóng hầm lò, nơi không khí ẩm thấp, có thể bị say nóng.
Biểu hiện: Chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, buồn nôn và nôn tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức. Da nóng và lúc đầu lấp xấp mồ hôi sau đó khô, mạch mạnh lúc đầu, huyết áp lúc đầu tăng nhẹ nhưng sau đó hạ huyết áp, nhiệt độ thường trên 41oC. Đột quỵ nóng do gắng sức có thể biểu hiện bằng trụy tim mạch đột ngột và mất tri giác, rối loạn hành vi.
Say nắng:
Là tình trạng thường gặp khi phải lao động hoặc đi bộ lâu ngoài nắng nhất là buổi trưa khi trời nắng gay gắt.
Biểu hiện: Say nắng có biểu hiện giống như say nóng nhưng thường diễn biến nhanh, kèm theo các biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương (mất phương hướng, ảo giác, lẫn lộn, co giật, hôn mê…)
Cách cứu chữa người bị say nắng, say nóng:
Việc chữa trị nhằm hạ nhanh thân nhiệt và kiểm soát các tác động thứ phát. Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo và phun hoặc lau nước mát khắp người, sử dụng quạt tốc độ lớn. Bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.
Các biện pháp khác gồm: sử dụng khăn ướt lạnh, đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối. Nếu sau 1 giờ, thân nhiệt xuống tới 39oC là đạt hiệu quả, sau đó tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tại cơ sở y tế để được khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Cách phòng say nóng, say nắng:
Vào mùa nắng, thời tiết nóng cần uồng nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi..., mặc quần áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi.
Không nên ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng, khi phải đi bộ ngoài nắng phải đội nón, mũ.
Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.
Mùa nóng, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ e, có nguy cơ dễ bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời. Nếu không chú ý và xử lý kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm. 


Phòng bệnh: 
- Khi đi ra ngoài nắng cần phải có nón, khăn che mặt. 
- Cần có chòi, trại để nghỉ mát khi làm việc suốt ngày ngoài nắng. 
- Mùa hè không nên uống nhiều nước đá lạnh hay quạt trực tiếp cho mát. 
Ngoài ra để đề phòng cảm nắng hoặc say nắng, có thể dùng: Lá tre 20g, sắn dây 20g, mạch môn 20g, cam thảo đất 20g, thổ phục linh 20g, hương nhu 30g, sâm đại hành 20g. Tất cả đều nấu trong 3 lít nước sôi, uống thay nước hàng ngày. 
Chữa bệnh say nắng: 
Với trường hợp bị say nắng, say nóng, cần phải đưa bệnh nhân vào chỗ râm mát, nới rộng quần áo, có thể đặt bệnh nhân trước quạt, đắp khăn mặt có nước mát và cho bệnh nhân uống nước. Đi nắng về không được không được phép lao vào nhà tắm ngay mà phải nghỉ ngơi một lúc cho ráo mồ hôi, mát mẻ thì mới tắm. 
Một số bài thuốc dân gian đơn giản trị bệnh: - Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu. 
- Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước. 
- Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân. 
- Trường hợp vừa nôn vừa tiêu chảy: Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống. 
- Các trường hợp say nắng nhẹ: Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng. 
Những thực phẩm giúp chòng chống say nắng: 
Xoài xanh: Xoài được coi là thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè. 
Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ họa” và đẩy lùi say nắng. 
Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt. 
Mướp đắng: Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe. 
Củ hành: Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt có thể dẫn đến say nắng. 
Nước chanh: Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Uống nước chanh sẽ loại bỏ được chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa. 
Dưa hấu: Dưa hấu có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của chúng ta như đường mía, gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic, arginine, axit phosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C... đều tốt cho chống say nắng. 
Đậu xanh: Khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh, sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời gian hao tốn năng lượng. 
Dưa chuột: Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể... 
Bí ngô: Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta – carotene, thành phần giúp bảo vệ sức khỏe của da. Ngoài ra, theo đông y thì bí ngô còn giúp hạ nhiệt và chống say nắng tốt. 
Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể, đặc biệt là khi bạn làm việc nặng nhọc hay tập thể dục vào ngày hè oi bức... 
Cuộc sống hiện đại khiến con người có những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Căng thẳng mệt mỏi, thiếu ngủ, ăn uống không hợp lý có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của con người cả về thể chất và tinh thần. Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề nhỏ về sức khỏe một cách hiệu quả.


1. Huyệt đạo nằm ở giữa hai cổ tay có thể hạn chế cảm giác buồn nôn khi say tàu xe. Nếu bạn là người mắc chứng say tàu xe, hãy đặt một ngón tay và vị trí giữa cổ tay khi di chuyển bằng tàu xe để kiểm nghiệm kết quả.
2. Khi bạn cảm thấy ăn quá no hoặc mắc chứng khó tiêu, hãy nằm về bên phải. Thực quản nối với dạ dày ở phía bên trái cơ thể nên nằm về bên phải, thức ăn có thể di chuyển tốt hơn qua đường tiêu hóa.
3. Nếu bạn đau nhức răng do sâu răng, viêm lợi. Hãy dùng một viên đá nhỏ chà xát lên chiếc răng đau. Viên đá lạnh giúp sự đau nhức giảm tức thì.
4. Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu bạn uống một cốc nước ngay sau khi thức dậy, nước sẽ giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng. Một ly nước trước bữa ăn giúp cải thiện việc tiêu hóa. Ngoài ra, những người uống nước trước khi đi ngủ có nguy cơ đau tim thấp hơn.
5. Máu cam thường chảy từ phần vách ngăn mũi. Nếu bạn chảy máu cam, hãy nhét một miếng bông nhỏ sâu vào mũi cho đến khi nó tiếp xúc với sụn vách ngăn mũi và ấn nhẹ. Hành động này khiến máu cam ngừng chảy.
6. Người ta đưa ra rất nhiều mẹo chữa nấc. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, việc tăng nồng độ CO2 trong máu có thể khiến cơn nấc dừng tức thì. Khi nấc, hãy nín thở hoặc thở vào túi nhựa kín khoảng 30 giây, cơn nấc sẽ hoàn toàn biến mất.
7. Hỗn hợp 1/4 chén dấm, 1/4 chén mật ong có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây đau họng. Tính sát trùng của mật ong kết hợp với dấm là cách hiệu quả để thoát khỏi chứng bệnh này.
Mẹo hay chống say tàu xe:Những người vốn có chứng say tàu xe chỉ cần nhìn thấy chưa cần bước lên đã thấy xây xẩm, muốn nôn oẹ. Thống kê tại Việt Nam cho thấy có khoảng 33% người dân dễ bị say tàu xe, trẻ em bị ảnh hưởng nhiều hơn người lớn.
Thấy tàu xe là nôn
Theo bác sĩ Nguyễn Đại Biên- Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115 say tàu xe từ lâu đã trở thành “căn bệnh” phổ biến trong dân chúng. Trong một nghiên cứu lớn tại Ấn Độ, tỷ lệ hành khách mắc chứng say tàu xe là 28% trong đó nữ bị nhiều hơn nam. Một nghiên cứu trên 20.029 hành khách đi tàu cho thấy có 7% bị nôn mửa, 21% thấy khó chịu, 4% thấy rất mệt mỏi và 4% đổ bệnh thực sự. Theo các bác sĩ không chỉ tàu xe, nhiều người đi máy bay cũng bị nôn ói do say. Bác sĩ Đại Biên cho biết, đối tượng dễ bị say tàu xe nhiều là trẻ em tuổi từ 2 - 12, phụ nữ đặc biệt trong thời kỳ mang thai, hành kinh, hoặc sử dụng nội tiết tố, bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu, người tâm lý yếu nghĩ rằng mình dễ say tàu xe.

“Say tàu xe là một rối loạn của tai trong gây ra bởi sự chuyển động. Não cảm nhận sự chuyển động thông qua ba con đường khác nhau của hệ thần kinh gửi tín hiệu đến từ tai trong và cơ thể. Khi đi tàu xe, máy bay, do có sự chuyển động, bộ phận tai trong gồm ốc tai, tiền đình ở một số người nhạy cảm bị kích thích không tương hợp với mắt nhìn sự chuyển động (mắt thấy được sự chuyển động nhưng tai trong truyền tín hiệu cho bộ não rằng không có chuyển động) tác động đến dạ dày khiến cho tình trạng say tàu xe diễn ra”- bác sĩ Nguyễn Đại Biên giải thích. Ngoài ra theo bác sĩ Biên một phần do yếu tố tâm lý của người đi xe, mùi thức ăn, mùi xăng dầu, đọc sách trên xe...
Xử lý như thế nào?
Mặc dù say tàu xe diễn ra phổ biến nhưng rất ít người biết cách phòng ngừa sau tàu xe, nhất là trong trường hợp dùng thuốc. Theo bác sĩ Đại Biên việc xử trí say tàu xe hiện nay thường bằng thuốc. Theo đó có hai cách là dùng miếng dán sau tai và thuốc viên uống, tốt nhất nên sử dụng thuốc chống say tàu xe có tác dụng thời gian ngắn 4-6 tiếng.
Ngoài ra có thể dùng các biện pháp tự nhiên sau để phòng chống nôn, say tàu xe như trước khi lên tàu xe uống ¼ chén nước cốt gừng tươi, ngậm một lát gừng tươi… hoặc khoai lang, vỏ cam quýt cũng có thể day ấn huyệt. Đồng thời, tránh ăn uống quá nhiều bia rượu và thức ăn nặng mùi có chứa nhiều gia vị, hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ; không nên ngồi đối diện với hướng xe chạy hoặc nhìn ra phía sau…. Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất; ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió.
Thay đổi khí hậu, thực phẩm mất vệ sinh khi đi du lịch có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp điều trị căn bệnh này nhanh chóng mà không cần dùng thuốc.

1. Uống nhiều nước
Theo How Stuff Works, tiêu chảy sẽ khiến bạn bị mất nước, cơ thể khô kiệt trong vòng 1-2 ngày. Triệu chứng mất nước có thể nhận thấy nếu bạn bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên. Vì vậy, bạn cần uống nhiều nước đã được lọc kỹ hoặc đun sôi để cải thiện tình hình sức khỏe.


2. Ăn sữa chua
Sữa chua có thể giúp sản xuất axit lactic trong ruột, giết chết các vi khuẩn gây hại và giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh hơn khi bị tiêu chảy. Vì vậy, sữa chua có thể thay thế cho thuốc kháng sinh để chữa tiêu chảy và rất an toàn.

3. Tránh các thực phẩm từ sữa
Bạn không nên uống sữa, ăn pho mát, bơ, kem (trừ sữa chua) trong và sau khoảng thời gian bị tiêu chảy 1-3 tuần. Khi bị tiêu chảy, lượng enzim lactase bị suy giảm, khiến cơ thể không thể tiêu thụ hàm lượng lactose có trong các sản phẩm từ sữa. Điều đó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy càng tồi tệ hơn.
4. Sử dụng trà hoa cúc
Trà hoa cúc rất tốt cho việc điều trị viêm đường ruột và có tính chống co thắt. Chất tannin trong trà cũng giúp ngăn ngừa tiêu chảy. Bạn hãy pha hoa cúc và lá bạc hà trong cốc nước sôi, để khoảng 15 phút là có thể dùng. Bạn nên uống 3 cốc trà hoa cúc mỗi ngày để phát huy công dụng.
5. Ăn thực phẩm chứa tinh bột
Các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo, ngũ cốc có thể giúp ngăn ngừa tiêu chảy. Khoai tây cũng là thực phẩm giàu tinh bột có thể giúp bổ sung lại các chất dinh dưỡng và hồi phục dạ dày.
6. Trà vỏ cam
Đây là phương thuốc dân gian giúp hỗ trợ sức khỏe khi bạn bị tiêu chảy. Cách làm: cắt nhỏ vỏ cam sạch, bỏ vào nồi và ngâm trong khoảng một lít nước sôi, để nguội là có thể dùng.

VietBao.vn
Để có được một chuyến du lịch hoàn hảo thì việc đảm bảo sức khỏe tốt là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản cho bạn về việc giữ gìn sức khỏe trong khi đi du lịch:

Ăn uống
Chú ý về việc đảm bảo ăn uống đủ số lượng, vệ sinh và hợp khẩu vị. Do đó, bạn cần chú ý đến những thức ăn giàu nhiệt lượng nhưng cũng phải dễ tiêu, thức ăn có đủ rau và hoa quả tươi, đảm bảo uống đủ nước.
 Trong trường hợp đi du lịch dài ngày ở những nơi hẻo lánh, thưa dân cư thì bạn nên mang theo một số thực phẩm cần thiết để tránh sự thay đổi đột ngột về thói quen ăn, thức ăn vẫn đảm bảo hợp khẩu vị và lại ít tốn kém.
 Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến vấn đề thời tiết, nếu du lịch vào mùa hè thì không cần mang theo thức ăn hoặc chỉ mang rất ít vì trời nóng rất dễ làm đồ ăn mau hỏng; còn vào mùa đông thì có thể mang theo nhiều thực phẩm, nhưng chú ý không dùng nhiều đồ ăn nguội, sống và lạnh nên ăn uống đúng giờ giấc để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Trang phục phù hợp
 Bạn nên mặc những loại quần áo gọn gàng, nhưng cũng phải thoải mái, dễ cử động. Không nên mặc những loại quần áo quá bó, quá chật vì có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu. Về chất liệu, chọn loại thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt sẽ có lợi cho sức khoẻ.


Một điều đặc biệt lưu ý là giày dép. Những đôi giày cao gót rất hợp để tạo dáng nhưng lại không tốt cho sức khoẻ một chút nào trong những chuyến đi du lịch đòi hỏi bạn phải di chuyển nhiều. Thay vào đó, nên đi những kiểu giày dép thoáng rộng, đế thấp, mềm. Tối nên ngâm chân nước ấm, kê cao chân khi ngủ để bàn chân được thư giãn máu huyết lưu thông.


Sử dụng thuốc
Dùng thuốc khi đi du lịch với 2 mục đích: bồi bổ sức khoẻ và phòng bệnh tật. Tuy nhiên, khi dùng thuốc bổ, bạn phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe và thể trạng của mình mà sử dụng cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao mà không bị một tác dụng phụ không mong muốn nào.

Luôn đảm bảo trong hành lý du lịch của mình phải có một số thứ thông dụng như: cồn y tế, bông, băng thường và băng dính, thuốc giảm đau và kháng sinh thường dùng, dầu gió, trà gừng... và những loại thuốc mà bạn đang sử dụng theo đơn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc tim mạch, hen suyễn và chống dị ứng.

Và việc đảm bảo sức khỏe không có gì tốt hơn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên lưu ý đến một số bệnh thường hay xảy ra để có cách phòng hiệu quả và giảm được rủi gây hại tới sức khoẻ.


Phòng tránh say tàu xe
Tốt nhất là bạn không nên ăn quá no và cũng không được để bụng đói, uống thuốc chống nôn theo chỉ dẫn và dùng cao dán vào rốn. Lựa chọn chỗ ngồi thoáng gió, mắt nhìn thẳng ra xa, nên ngậm một lát gừng tươi hay ô mai gừng.

Khi xe quay đầu, lượn vòng hoặc đi vào chỗ đường xóc nên ngả người theo xe. Khi máy bay cất hoặc hạ cánh nên hít một hơi thật sâu để hạn chế cảm giác khó chịu.


Phòng tránh rối loạn tiêu hóa
Đầu tiên phải luôn đảm bảo vệ sinh trong ăn uống. Tuyệt đối không ăn những thực phẩm đã biến chất; hoa quả và rau xanh phải được rửa sạch trước khi dùng.

Nên dùng nước tinh khiết đóng chai thay cho nước đun sôi, hay các loại trà dân gian có lợi cho đường tiêu hóa như trà vàng, trà gừng... Nên dùng những thức ăn quen thuộc, ấm nóng và dễ tiêu. Cẩn thận khi dùng các thực phẩm mới lạ, nên chú ý sử dụng các gia vị có tính ấm nóng và kích thích tiêu hóa như tỏi, gừng, hạt tiêu...

Chuyến du lịch sẽ không trọn vẹn nếu bạn gặp vấn đề về sức khỏe. 8 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong những đợt nghỉ lễ 30/4.
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe trong những chuyến du xuân như ăn uống thiếu dinh dưỡng, ngủ không đủ giấc hay không tập thể dục đều đặn. Để có một chuyến du lịch trọn vẹn, bạn có thể tham khảo 8 bí quyết sau:

1. Kiểm tra sức khỏe trước khi đi
Khi đi du lịch ra nước ngoài, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm các căn bệnh lạ. Do đó, đặt lịch hẹn với bác sĩ trước chuyến đi không chỉ giúp bạn kiểm tra sức khỏe của mình trước khi lên đường mà chắc chắn, bạn còn nhận được những lời tư vấn cần thiết về cách bảo vệ cơ thể khỏi những nguy cơ về bệnh tật ở quốc gia sẽ đến.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn tiêm phòng để chủng ngừa những căn bệnh lây nhiễm thường gặp khi đi du lịch như tiêu chảy, viêm gan A và B, sốt vàng da hay bệnh dại...

2. Phòng ngừa sự lây lan vi khuẩn, uống nước thường xuyên
Để phòng tránh sự lây nhiễm vi khuẩn trên chuyến bay, bạn nên chú ý giữ vệ sinh cho đôi tay. Tốt nhất là mang theo dung dịch rửa tay diệt khuẩn và giấy ướt để lau chùi những vật dụng trên máy bay như khay ăn, chỗ gác tay, tai nghe...
Bên cạnh đó, cần uống thật nhiều nước để cơ thể không bị mất nước đồng thời hạn chế tiêu thụ chất cồn và caffeine. Để máu lưu thông tốt, bạn nên đứng dạy và đi lại thường xuyên trong những chuyến bay dài.
3. "Chiến đấu" với tình trạng thay đổi múi giờ


Sự chênh lệch về múi giờ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi do thích nghi không kịp. Mỗi người đều có nhịp sinh học riêng và cơ thể sẽ tự điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với nhịp sinh học của mình.
Do đó, nếu bạn gặp trục trặc về chuyện ngủ nghỉ khi thay đổi múi giờ, hãy uống melatonin trước khi ngủ. Bạn cũng có thể giúp cơ thể sản xuất ra nhiều hormon melatonin hơn bằng cách tập thở theo phương pháp yoga.
Cách thực hiện khá đơn giản: thở thật mạnh để đẩy hết hơi ra bên ngoài qua một lỗ mũi và hít vào bằng lỗ mũi còn lại. Sau đó, lặp lại chu trình hít thở nhưng đổi bên giữa hai lỗ mũi.
Bài tập này giúp kích thích hoạt động cho tuyến tùng, bộ phận có nhiệm vụ điều chỉnh sự sản xuất melatonin tự nhiên trong cơ thể.

4. Kiểm tra thực phẩm trước khi ăn
Khi đi ăn bên ngoài, nên chọn những món ăn nóng và được dọn ngay sau khi chế biến xong nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm vi khuẩn và bệnh tiêu chảy.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là một yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên, cần tránh uống nước đá và nước máy. Thay vào đó, hãy chọn các loại nước đóng chai, ưu tiên cho những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng.
Bạn còn phải chú ý đến chất lượng của nước sinh hoạt tại nơi đến. Nếu nước có mùi hoặc trông quá bẩn, tuyệt đối không dùng chúng để rửa tay.
Ngoài việc tránh ăn các món rau trộn, bạn chỉ nên chọn những loại trái cây có vỏ và phải gọt bỏ vỏ trước khi ăn. Nếu nơi đến không có nhiều trái cây và rau xanh, có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể bằng các viên vitamin tổng hợp.

5. Không quá nuông chiều bản thân
Khi đi du lịch, mọi người thường có tâm lý "chơi" xả láng vì muốn được thoải mái trong kì nghỉ lễ 30/4. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, bạn có thể bị đầy hơi và mệt mỏi.
Để ngăn ngừa trường hợp này, cần hạn chế tình trạng cơ thể bị bỏ đói vì khi đói, chúng ta sẽ có xu hướng ăn nhanh và nhiều hơn. Hãy khởi đầu một ngày mới bằng khẩu phần ăn có những món cung cấp protein và ít nhất một bữa ăn vặt giữa buổi trong quá trình di chuyển giữa các khu vực mà bạn tham quan.
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là nên ăn trong các nhà hàng nhỏ để chọn lựa món ăn theo từng khẩu phần thay vì lê la khắp các quán ăn vỉa hè để nhấm nháp mọi thứ.