WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label Iliadin. Show all posts
Showing posts with label Iliadin. Show all posts
Vào mùa hè nắng nóng, bé bị ra mồ hôi nhiều nên dễ bị thiếu nước, ăn uống không ngon miệng, biếng ăn..Vì vậy những lúc thời tiết như thế này cha mẹ cần chọn cho bé một số loại món ăn mà vừa thanh nhiệt lại kích thích vị giác.
Những loại thực phẩm nên và không nên dùng trong mùa nóng


Xem thêm : Thực đơn ăn dặm


Thực đơn ăn dặm kiểu nhật

iliadin nhỏ mũi

Những ngày qua, cùng với nhiệt độ nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh đến các bệnh viện nhi cũng gia tăng hơn bình thường. 

- Trẻ bị sốt có nhiều nguyên nhân, nhưng mùa nắng nóng trẻ thường bị sốt nhiều vì bị mất nước mà cha mẹ không biết để bù đủ nước cho trẻ, và làm cho trẻ bị “khô” thêm bằng cách bật quạt vì nghĩ rằng để trẻ mát (khi nằm quạt trẻ bị khô niêm mạc vùng hầu họng dễ dẫn đến viêm mũi họng, viêm hầu họng).
Bình thường một trẻ có cân nặng 10kg, cứ mỗi giờ có thể mất 50-100cc nước và chất khoáng (qua việc tiết mồ hôi). Cho nên phải bù đủ nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước. Nước tốt nhất đối với trẻ là nước dừa (vừa có nước vừa có chất khoáng), nước tinh khiết, nước trái cây (cam, chanh...). Tuy nhiên, tùy theo sở thích của trẻ thích uống nước gì thì cho uống nước đó, trẻ sẽ uống được nhiều hơn.

* Khi trẻ bị sốt ở nhà hoặc ban đêm thì cha mẹ nên làm như thế nào ?

- Khi trẻ bị sốt trên 38 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, không nên để thân nhiệt tăng lên quá cao (hiện một số cha mẹ vẫn đợi bác sĩ khám rồi mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt là không đúng) và sau đó đưa trẻ đến bệnh viện khám. Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Cetamol (uống viên 100mg cho trẻ cân nặng 10kg, trẻ 15kg uống nửa viên 325mg), có thể mua để sẵn ở nhà. Đồng thời cho trẻ uống đủ nước.

* Còn khi trẻ bị ho - sổ mũi, ói và tiêu chảy thì nên xử lý thế nào?

- Có thể giảm ho bằng những loại thuốc nhẹ và dịu như Pecton hoặc Astex (ít độc). Nếu không có sẵn thuốc thì có thể dùng rau tần dày lá hoặc tắc chưng đường phèn cho trẻ uống. Trẻ bị sổ mũi thì nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (có bán sẵn ở nhà thuốc tây), thông thoáng đường thở cho bé bằng cách dùng tăm bông ngoáy mũi.
Vào mùa nắng trẻ cũng thường ăn uống kém hơn bình thường và dễ bị ói, tiêu chảy. Để tránh trẻ bị ói khi ăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần; không nên uống nhiều, ăn nhiều trong một lúc (trẻ 10kg trong một giờ chỉ nên ăn uống tối đa khoảng 100cc). Ăn nhiều hơn dễ bị ói. Để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

Nên:
Giữ cho da bé sạch, lau mồ hôi thường xuyên: Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì vậy, nếu bé vẫn ăn, vẫn bú, vẫn chơi, vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều, chỉ cần lưu ý:
- Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
 - Chọn kiểu quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt.
 - Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.
Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.
- Tắm cho bé thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
Duy trì chế độ ăn bình thường: Nắng nóng thường làm bé mệt mỏi, khó chịu, cộng với việc uống nhiều nước do nóng nực, đặc biệt là uống những loại nước ngọt có ga, dễ làm cho bé “no” giả tạo, gây tình trạng biếng ăn, ăn kém. Mặt khác, thời tiết nóng nực hoặc những chuyến đi chơi hè có thể làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống bình thường của bé. Do đó cha mẹ cần giữ đúng nhịp sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường các loại trái cây tươi, rau xanh trong khẩu phần ăn của bé.
Không nên:
- Cho bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người. Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
- Tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển, sông,…
- Mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách… Thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi.
- Cho bé uống các loại nước ngọt có ga, ăn những thức ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng.  

Vào mùa hè, thời tiết oi nóng là điều kiện để một số bệnh bùng phát, nhất là các bệnh ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…. Đặc biệt với trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng còn yếu, không dễ thích nghi được với môi trường bên ngoài. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào là đúng và an toàn nhất.


Tắm trẻ mùa nóng

1. Kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của bé, giữ cho phòng thoáng khí. Có thể luồn bàn tay mẹ vào bên trong quần áo của con hoặc đặt mu bàn tay mẹ lên gáy của bé.

2. Tắm cho trẻ hàng ngày
Tốt nhất bạn nên tắm cho bé mỗi ngày khi hè đến. Phải luôn chắc rằng bạn chuẩn bị đủ mọi thứ bạn cần gần tầm tay trước khi bắt đầu tắm cho bé – khăn tắm, tã lót và quần áo sạch. Giữ nước ấm nhưng không nóng, kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay. Việc vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hằng ngày giúp bé tránh được các bệnh mùa hè về da như rôm sẩy, mụn nước, hăm kẽ, thủy đậu, cầu khuẩn… Hơn nữa, vệ sinh sạch sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu và ngoan hơn.

Một số lưu ý khi tắm cho bé:
– Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C.
– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho bé.
– Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da.
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
– Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
– Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ
– Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng
– Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
Phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng sau khi sinh khoảng 5-7 ngày. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nến không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên lưu ý những trường hợp bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần…

3. Trách mất nước cho trẻ
Bé bú mẹ hoàn toàn không cần thêm bất kỳ chất lỏng nào nhưng bạn cần cho con bú ngắn, thường xuyên hơn để phòng mất nước. Nếu bé bú bình thì thỉnh thoảng, bạn cần bổ sung cho bé một thìa nước lọc từ nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai
Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, chứa nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại sự nhiễm trùng của các bệnh mùa hè.


4. Quần áo cho bé
Mẹ nên chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, nên chọn chất liệu cotton vì nó mát ( do ít hấp thụ nhiệt ) và khiến bé dễ thở. Mẹ nên chăm sóc da cho bé bằng cách lau mồ hôi thường xuyên, nếu quần áo bé bị ướt mồ hôi bạn cần thay quần áo khác cho bé, trách để mồ hôi gây cảm lạnh.


5. Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng.
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm,ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi đưa bé ra ngoài, bạn cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải hoặc khăn mỏng trên miếng chắn nắng. 


Các bệnh thường gặp của bé vào mùa nắng nóng



Có những loại bệnh thường gặp về da của bé. Tuy nhiên, những bệnh này không cần phải quá lo lắng vì chúng thường sẽ từ từ biến mất mà không cần phải can thiệp. Ví dụ, bé sơ sinh thường có những bớt màu tím, có những u mạch, hạt kê... Khi bé lớn hơn một chút, tự động những bớt và u hạt này sẽ “lặn” mất. 

Bệnh lác sữa: thường gặp ở các bé từ 3 tháng tuổi. Lác sữa tuy hay tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi bé khoảng 2 tuổi thì bệnh đột nhiên biến mất.

Rôm sảy: là loại bệnh về da rất phổ biến, nhất là ở những nơi nắng nóng. Bệnh sẽ nặng vào mùa hè oi bức vì bé ra mồ hôi nhiều, các tuyến mồ hôi bị chèn ép bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra được. Bé thường bị rôm sảy ở lưng, gây ngứa ngáy, quấy khóc.

Nên tắm cho bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm từ 35–37ºC, chỉ được dùng loại xà phòng dành cho em bé (chứa các loại vitamin, axit amin, muối khoáng và các nguyên tố vi lượng, đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ da không bị nhiễm trùng). Không dùng xà phòng thường, dễ làm khô da bé.

Các bé rất dễ bị mụn: do tăng tiết mồ hôi ở môi trường nóng, ẩm, do sốt, bé có thể bị nổi ban kê, nhất là ban kê đỏ do các ống bài tiết mồ hôi bên trong bị bít kín. Bệnh gây ra mụn nước đỏ, cứng ở vùng trán, thân trên, vùng bị hăm gây ngứa từng cơn.

Bệnh chốc: cũng rất thường gặp. Đây là bệnh nhiễm trùng da do liên cầu trùng.

Bé cũng dễ bị bệnh nhọt: là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh do tụ cầu, bệnh này có thể gây sốt, nhiễm trùng huyết.

Bệnh u mềm: lây là loại nhiễm trùng do virus, rất dễ lây lan. 


iliadin nhỏ mũi