WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label ăn dặm. Show all posts
Showing posts with label ăn dặm. Show all posts
Với nhiều bố mẹ Việt, việc ăn uống của con đơn giản là ăn càng nhiều càng tốt nên thường xảy ra cảnh ép ăn, nhảy múa cho con ăn...
Hôm đó tôi đi ăn sáng cùng con gái. Cậu bé trong bức ảnh khoảng 6,7 tuổi, ăn sáng trong sự chờ đợi uể oải, nhẫn nại của người mẹ. Cậu 'kê' miệng vào thành bát phở, dùng đũa lùa từng miếng phở lên miệng, còn mắt thì dán chặt vào màn hình điện thoại mà mẹ kê cho trước mặt.
Người mẹ tỏ rõ sự khó chịu khi có lúc cậu bé 'đờ' người ra vì mải xem mà quên không 'lùa' phở vào miệng, chị lại ẩy vào vai con một cái để nhắc nhở, theo phản xạ, em bé bụ bẫm lại ăn thêm được một miếng phở. Không biết lúc tôi bước vào quán hai mẹ con đã ngồi đó ăn bao lâu rồi nhưng cũng phải đến gần nửa tiếng sau bữa sáng của hai mẹ con mới kết thúc trong sự bực dọc và vội vàng của người mẹ.
Tôi không hiểu, cậu bé có cảm thấy bữa sáng của mình ngon không? Có biết mình vừa được ăn món gì không? Hay tất cả còn lưu lại trong não cậu bé chỉ là những cảnh hoạt hình đấm đá với những tiếng bùm chat chói tay trong điện thoại của mẹ? Tôi nghĩ, cho con ăn kiểu này cũng chẳng khác gì kiểu 'bạo hành' ép ăn, bơm sữa bơm cháo vào miệng con mà các bố mẹ vẫn lên án!
'Phải cho xem thì nó mới chịu ăn', nhiều bố mẹ khẳng định chắc nịch như vậy khi tôi góp ý về việc cho con vừa ăn, vừa xem tivi, ipad, điện thoại, thậm chí nhiều bé ngay từ khi bắt đầu ăn dặm đã được bố mẹ 'rèn' cho thói quen này để bé 'ăn cho nhanh', nhiều nhà còn có thói quen vừa ăn bữa tối vừa xem chương trình thời sự, có khi vừa ăn, cả nhà từ lớn tới bé đều vừa dán mắt vào màn hình tivi với những vô vàn các tin tức không-dành-cho-trẻ-em như thực phẩm bẩn, như án mạng nguy hiểm, như tai nạn giao thông hay đánh bom khủng bố…
Tôi tự hỏi, những bữa thiếu đi sự trầm trồ xuýt xoa trước một món ăn ngon, thiếu đi sự ân cần của bố mẹ dành cho con, thiếu đi niềm vui khám phá từng món ăn mẹ nấu của đứa trẻ thì có khi còn độc hại hơn nhiều việc ăn thực phẩm bẩn hay hít thởkhông khí không trong lành ấy chứ?
Không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với tivi hay bất kì thiết bị điện tử nào (Ảnh minh họa: Internet)
Thực tế, việc vừa cho trẻ ăn vừa xem các thiết bị điện tử có giúp trẻ ăn được nhiều hơn như các bố mẹ vẫn nghĩ không?
Theo Giáo sư, Bác sĩ Francis, trưởng khoa Dinh dưỡng, ĐH Y Pennsylvania State, Mỹ thì 'khi trẻ vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử, bố mẹ có cảm giác rằng trẻ ăn nhanh và ăn nhiều hơn, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy là trẻ đang ăn một cách 'vô thức và vô cảm', tức là trẻ ăn mà não bộ của trẻ không làm việc, não trì hoãn việc phân tích, nhận biết các kĩ năng ăn uống, các màu sắc thực phẩm, mùi vị và cấu trúc món ăn trẻ đang ăn'.
Điều này có ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ bởi trẻ ăn mà không học hỏi được gì và không phát triển được các kĩ năng vận động quan trọng mà bé sẽ học thông qua việc ăn uống. Hậu quả nhìn thấy ngay của việc vừa cho trẻ ăn vừa xem các thiết bị điện tử là trẻ biếng ăn, lười ăn, kén ăn và bị phụ thuộc vào thiết bị điện tử mới ăn. Về lâu dài, điều này còn hình thành ở trẻ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và bị thiếu hụt dinh dưỡng khi lớn lên.
Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia về nhi khoa trên thế giới đều khuyến cáo việc không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với tivi hay bất kì thiết bị điện tử nào, và hạn chế đến mức tối đa đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trong lúc ăn bởi những ảnh hưởng về cả tâm lý và hành vi đối với trẻ.
Thế nhưng, tại sao vẫn có nhiều bố mẹ cho con vừa ăn vừa xem tivi, ipad, điện thoại… tôi dám cá là bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu xung quanh mình? Vì bố mẹ muốn con ăn nhanh hay muốn tiết kiệm thời gian của mình? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ còn nhiều thời gian lướt facebook hơn? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ sẽ tranh thủ làm được nhiều việc hơn? Con ăn nhanh hơn thì bố mẹ mới yên tâm gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo?.... Bố mẹ có thật sự thiếu thời gian đến thế?
Tôi nghĩ là không? Chỉ là chúng ta quá ích kỉ, quá kém cỏi khi nghĩ rằng, chỉ cần con ăn no, ăn ngoan là đủ. Chỉ là vì chúng ta quên mất rằng, ăn cũng là một niềm vui cần nuôi dưỡng từ khi nó còn là một mầm trong con. Chỉ vì chúng ta ngại sửa mình, để làm một tấm gương ăn uống đàng hoàng tử tế cho con nhìn vào? Chỉ vì chúng ta sợ mất mặt khi phải giục giã, quát tháo con 'ăn đi, ăn nhanh lên, muộn bây giờ' ở chỗ đông người…
Bạn cứ thử nghĩ mà xem! Có bữa cơm nào mà bạn không đứng lên ngồi xuống vài lần để ngó vào điện thoại, hay đã bao lâu rồi tivi nhà bạn không bật vào giờ ăn?
Theo Hải An/Afamily.vn/Ttvn
(Ăn dặm cho bé) Các món cháo được chế biến từ nguyên liệu chính là bí đỏ kèm theo các loại hoa quả như chuối, lê,…càng làm tăng thêm vị hấp dẫn của món cháo, thích hợp cho trẻ ăn dặm đó mẹ nhé.
Bí đỏ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Bí đỏ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể. Trong bí đỏ có nhiều loại vi khoáng chất như: magie, kẽm, photpho, omega 6, đồng,…Bí đỏ lại có vị ngọt, bùi dễ ăn. Vậy nên có thể coi đây là thực phẩm lý tưởng cho quá trình ăn dặm của trẻ. Dưới đây là một số món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ bí đỏ mẹ nên nấu cho bé ăn dặm nhé.
1. Cháo bí đỏ nấu quả lê
Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ và hấp chín (với bé 8 tháng tuổi thì không cần hấp, nên cho bé ăn lê tươi).
Thực hiện: Lê được xắt dạng hạt lựu (khối vuông nhỏ). Tiếp đến, dầm nhuyễn lê và trộn đều với bí đỏ và cho bé ăn.
2. Cháo bí đỏ chuối chín
Nguyên liệu: ½ bát nhỏ bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 2 miếng chuối chín (tùy theo khẩu phần của bé).
Thực hiện: Chuối chín được dầm nhuyễn, trộn chung với bí đỏ. Nên trộn đều hỗn hợp chuối và bí đỏ thật kỹ, trước khi cho bé thưởng thức. Ngoài ra, có thể thêm sữa chua vào hỗn hợp trên; hoặc trộn hỗn hợp trên vào bột ăn dặm cho bé.
3. Cháo bí đỏ nấu với lê và đào
Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi); 1 miếng đào được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi).
Thực hiện: Đào và lê được xắn dạng hạt lựu, dầm nhuyễn; sau đó, trộn đều với bí đỏ rồi cho bé thưởng thức.
4. Bí đỏ nấu táo.
Bí đỏ nấu táo thích hợp cho trẻ ăn dặm
Nguyên liệu: 1 miếng bí đỏ được gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch; 1 miếng táo được gọt vỏ.
Thực hiện: Bí đỏ được thái dạng hạt lựu, táo xắt lát mỏng. Bỏ táo và bí đỏ vào nồi chung cho đến khi cả hai chín mềm (không cần hấp táo nếu bé được 8 tháng tuổi). Cuối cùng, dầm nhuyễn táo và bí đỏ với nhau rồi cho bé thưởng thức.
Thật hấp dẫn phải không các mẹ, vậy nên đừng bỏ qua loại thực phẩm dinh dưỡng này nhé. Chúc mẹ thành công.
(Ăn dặm cho bé) Đối với trẻ ăn dặm, việc bổ sung rau củ trong chế độ ăn uống hàng ngày là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số món rau củ nghiền thích hợp cho trẻ ăn dặm mà mẹ nên lưu ý.
Đậu Hà Lan nghiền
Đậu Hà Lan nghiền cho trẻ ăn dặm
Đậu Hà Lan được coi là “ viên kim cương” quý giá của con người. Với hàm lượng chất xơ cao cùng các vitamin như vitamin K, B, C,..đậu Hà Lan thực sự là thực phẩm ăn dặm lý tưởng cho trẻ.
Nguyên liệu: 480g đậu Hà Lan dạng hạt. Nếu bạn mua loại đã được cấp đông thì cần rã đông trước khi chế biến.
Cách làm:
- Cho đậu vào nồi hấp, hấp khoảng 6 phút hoặc đến khi đậu chín rất mềm. Đậu chín bạn lấy ra khỏi nồi, giữ lại phần nước đậu tiết ra khi hấp.
- Cho đậu vào máy xay, xay nhuyễn, từ từ thêm nước hấp đậu vào đến khi đạt độ loãng/ đặc như ý.
Cà Rốt nghiền
Carot nghien cho trẻ ăn dặm
Carot là loại thực phẩm có hàm lượng beta – carotein cao, yếu tố quan trọng trong chuyển hóa vitamin A. Ngoài ra trong cà rốt cũng chứa rất nhiều vitamin B, C, D, E và K; canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein. Canxi giúp tǎng cường xương, rǎng và thành ruột.
Nguyên liệu: chỉ cần carot được cạo vỏ và rửa sạch thôi mẹ nhé.
Cách làm :
- Cà rốt cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút hoặc đến khi cà rốt rất mềm thì lấy ra, giữ lại nước cà rốt tiết ra khi hấp.
- Cho cà rốt vào máy xay, xay nhuyễn, thêm phần nước hấp cà rốt vào từ từ đến khi đạt độ loãng/ đặc bạn mong muốn.
Sau khi làm xong, bạn có thể cho cà rốt nghiền vào khay đá, trung bình 1 ô đá sẽ để được 2 muỗng canh, tương đương khoảng 30g cà rốt nghiền. Nếu bé mới tập ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn mỗi lần 1 ô là đủ. Khi bé đã ăn quen rồi bạn mới tăng lên 2-4 ô một lần.
Bí đỏ nghiền
Bí đỏ nghiền cho trẻ ăn dặm
Cũng là một loại thực phẩm bổ dưỡng và thơm ngon cho trẻ, bí đỏ được nhiều mẹ lựa chọn trong thực đơn ăn dặm của bé. Đơn giản bởi bí đỏ vừa ngon miệng vừa giàu dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu: 1 quả bí đỏ nhỏ (khoảng 450g), 15ml nước và chút dầu ăn.
Cách làm:
- Làm nóng lò nướng ở 200 độ C. Phết một lớp dầu ăn mỏng lên khay nướng.
- Cắt quả bí làm đôi, bỏ ruột rồi rửa sạch. Úp mặt cắt của bí xuống khay nướng. Dùng nĩa hoặc đầu dao nhọn đâm nhiều lần lên phần vỏ bí. Cho bí vào lò nướng khoảng 45 phút hoặc đến khi bí chín mềm thì lấy ra, để khoảng 10 phút cho bí nguội bớt.
- Lật mặt bí lại, dùng thìa múc phần thịt quả ra, cho vào máy xay, xay nhuyễn. Thêm khoảng 15ml nước nếu cần để bí đạt độ loãng / đặc mong muốn.
Lưu ý: mẹ cũng có thể áp dụng cách làm tương tự đối với khoai lang!
Các loại rau củ nghiền tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy mẹ đừng bỏ qua các món ăn dặm này nhé.
Tuy muối là chất cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá đà đối với các bé đang tập ăn dặm sẽ gây hậu quả khôn lường.
Chủ đề “Có nên cho muối vào thực đơn ăn dặm của bé” hẳn là chủ đề phổ thông gây ra những “cuộc chiến” mâu thuẫn chăm con trong nhiều gia đình Việt. Người sợ con nhạt miệng nên muốn cho mắm muối thêm vào cháo cho con vừa miệng hơn , người lại nhất quyết phản đối việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối. Tuy nhiên , các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe con trẻ vẫn luôn khuyên rằng không cần cho muối vào đồ ăn ăn dặm của bé.
Tại sao không cần cho muối vào đồ ăn dặm của bé?
– Không có lợi cho thận
Muối là một vi chất chẳng thể thiếu cho sự phát triển của mỗi người. Trẻ từ khi lọt lòng và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. ( nhỏ hơn 1g đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi ) hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ về ban đầu hoàn thiện và thận là một trong những cơ quan yếu ớt nhất. Thận của bé chẳng thể chuyển hóa được một hàm lượng muối quá lớn đi vào trong người. Bởi thế, khi cho bé ăn dặm mà cho bé ăn quá nhiều muối sẽ làm thương tổn thận của bé , có nguy cơ ảnh hưởng đến não.
Hạn chế cho nhiều muối vào thực đơn ăn dặm của trẻ
– Hình thành thói quen ăn mặn khó bỏ
Khi mẹ nêm muối/mắm khi nấu bột và cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp , tim mạch trong tương lai.
– Không có muối , không sợ bé nhạt miệng
Nhiều mẹ sợ không cho muối vào đồ ăn dặm thì bé sẽ phải nếm những món bột , cháo lỏng lét , nhạt toẹt , khó ăn. Thực ra, điều này không hề ảnh hưởng đến vị ngon của món ăn cho trẻ vì ở trẻ mới ăn dặm , các bé không có một sự hạn chế hay một trường hợp ngoại lệ nào cả chưa biết khái niệm mặn , nhạt là gì.
Không cho muối vào thực đơn ăn dặm của trẻ , trẻ tiếp thu muối qua đâu?
Các chuyên gia y tế đều khuyên rằng việc cho muối vào thức ăn của những bé đang độ tuổi tập ăn dặm là không cần thiết. Đối với các bé này , lượng muối khoáng có thiên nhiên trong rau củ quả , sữa mẹ và sữa công thức mà bé hấp thụ là hoàn toàn đủ. Ví như mẹ cảm thấy cần thiết , chỉ cần nêm thêm một vài hạt muối vào cháo ăn dặm cho bé ( thường đó là trong trường hợp bé ăn bột gạo xay , còn nếu mẹ dùng bột ăn liền có gia vị sẵn cho trẻ thì không cần thêm bất luận gia vị nào khác )
Nhu cầu muối theo từng độ tuổi của bé:
– Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.
– Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.
– Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.
– Trẻ 4-8 tuổi: 1 , 9g/ngày.
– Trẻ 9-13 tuổi: 2 , 2g/ngày.
– Trẻ 14-18 tuổi: 2 , 3g/ngày.
Cẩn trọng với thức ăn tiềm ẩn lượng muối cao
Mặc dù bố mẹ không cố tình cho muối vào đồ ăn của con nhưng rất nhiều trẻ nít bị Bạc tình cho ăn những loại thực phẩm có hàm lượng muối rất cao. Từ thời gian này , khi dùng bất kể thực phẩm công nghiệp , thực phẩm chế biến sẵn nào cho bé , mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó , mẹ gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Dưới đây là một số thực phẩm cần phải để ý đến hàm lượng muối bên trong khi cho trẻ ăn:
– Sữa bò: sữa bò có hàm lượng muối cao hơn và hàm lượng vitamin và khoáng chất thấp hơn so với sữa mẹ và sữa công thức. Đó là lí do vì sao mà trẻ mỏ dưới 1 tuổi không được phép uống sữa bò.
– Bánh mì , pho mát , ngũ cốc ăn sáng
– Các thực phẩm đồ hộp , thức ăn công nghiệp…
theo: làm cha mẹ
Với nhiều người, ăn cơm nguội là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mà nhiều người khó lường trước.
Tác hại khó lường khi ăn cơm nguội
Gây ung thư
Rất nhiều người vì tiết kiệm hoặc vì tiện lợi nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt với dạ dày. Cơm nguội đã được hâm nóng rất khó tiêu hóa, vì thế, nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ung thư dạ dày.Thành phần chủ yếu của cơm chủ yếu là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60oC trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là 'hồ hóa', sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.
Có hại cho đường tiêu hóa
Theo các chuyên gia cảnh báo cơm nguội để trên 6 giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra các loại độc tố cực có hại cho đường tiêu hóa. Nếu cơm không được bảo quản tốt, các vi khuẩn trong không khí cũng tập trung lại đây sẽ khiến người ăn vào mắc phải một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt, đau đầu… Đặc biệt, đối với người già và trẻ em, chức năng tiêu hóa kém có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.Dễ gây tăng cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thực tế, trong cơm nguội vẫn còn chứa khá nhiều tinh bột. Nếu quá lạm dụng cơm nguội trong bữa ăn hàng ngày, tinh bột vẫn sẽ được đưa vào cơ thể cùng với các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, khả năng giảm cân của kháng tinh bột bị hạn chế, thậm chí, nếu ăn quá nhiều còn có thể dẫn đến tăng cân.Gây ngộ độc
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh, ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.Thủ phạm gây nên chuyện này chính là một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Quá trình nấu chín gạo thành cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ.
Nếu cơm được ăn ngay sau khi nấu thì bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố.
Suy nhược cơ thể
Nhiều người sử dụng cơm nguội để giảm cân mà 'quên' đi các thực phẩm khác, cơ thể có thể bị rơi vào tình trạng suy giảm sức khỏe do thiếu đi các chất thiết yếu như protein, canxi, vitamin… Từ đó dẫn đến tình trạng mất cơ, cơ chảy nhão, suy nhược cơ thể.Ăn cơm nguội sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet)
Những người không nên ăn cơm nguội
Người già, trẻ nhỏ
Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, tốt nhất chúng ta không nên ăn cơm nguội.Người bị đau dạ dày
Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hóa hấp thu kém. Vì vậy cơm nguội là thực phẩm khó tiêu nên những người có tiền sử đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn.Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cần ăn uống nhiều chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng, để mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con bú. Vì thế chị em phụ nữ trong giai đoạn này không được ăn các đối nguội đặc biệt cơm nguội vì ít chất dinh dưỡng mà lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Theo chia sẻ của Ths. Trần Quốc Hùng - giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít.
Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.
Các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa cũng không tốt, kể cả là cơm đã được bảo quản trong tủ lạnh.
Ngoài ra, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.
Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.
Các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa cũng không tốt, kể cả là cơm đã được bảo quản trong tủ lạnh.
Ngoài ra, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.
Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Theo Minh Tuyết/Afamily.vn/Ttvn
Dù bé có đang đói đến mấy, mẹ đừng cho con ăn những thực phẩm sau để không phải gặp những sự cố đáng tiếc.
Sau đây là danh sách thực phẩm mẹ cần tránh cho bé ăn lúc đói:
1. Kẹo
Kẹo là món đồ ăn vặt ưa thích của trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi bụng đói, trong túi lại thủ sẵn vài cây kẹo thì khó có bé nào kìm lòng được trước sức hấp dẫn của món ăn ngọt ngào này. Tuy nhiên, ăn kẹo trước bữa ăn, khi bụng bé đang rỗng chỉ khiến cho bé ngang dạ, không còn cảm giác muốn ăn bữa chính và không hấp thu được các loại thực phẩm bổ dưỡng. Đó là lí do vì sao để trẻ nhỏ ăn bánh kẹo trước bữa ăn dễ dẫn đến tình trạng bé chán ăn, chậm lớn. Ngoài ra, kẹo chứa hàm lượng đường cao, ăn nhiều lúc đói sẽ làm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, không tốt cho sức khỏe.
2. Sữa
Sữa uống lúc đói cung cấp cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn là chất dinh dưỡng. Do đó, cách uống sữa đúng nhất trong lúc đói là kết hợp cùng đồ ăn nhẹ như bánh mì hay các loại thực phẩm có chứa bột.
3. Hồng ngâm (hồng vàng)
Hồng ngâm chứa nhiều axit tannic và pectin, phản ứng với axit trong dạ dày và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sỏi thận.
4. Cà chua
Tương tự như hồng ngâm, cà chua cũng chứa nhiều axit có thể gây ra phản ứng với dịch dạ dày và là nguyên nhân gây ra sỏi thận.
5. Chuối
Chuối là loại quả rất lành, cực kì bổ dưỡng nhưng lại không nên để bé ăn lúc đói vì lượng magie cao trong chuối có thể làm rối loạn cân bằng magie-canxi trong cơ thể, gây hại cho hệ tim mạch.
6. Đồ uống lạnh
Đồ uống lạnh thường làm dạ dày và ruột của bé lúc trống rỗng khó chịu. Cho bé thường xuyên uống đồ lạnh khi đói sẽ gây ra những phản ứng enzyme bất thường trong cơ thể và dễ làm bé mắc bệnh.
7. Dứa
Dứa chứa nhiều enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày, làm cơ thể nôn nao, khó chịu và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, tốt nhất nên cho bé ăn loại quả này sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.
Sau đây là danh sách thực phẩm mẹ cần tránh cho bé ăn lúc đói:
1. Kẹo
2. Sữa
3. Hồng ngâm (hồng vàng)
4. Cà chua
Tương tự như hồng ngâm, cà chua cũng chứa nhiều axit có thể gây ra phản ứng với dịch dạ dày và là nguyên nhân gây ra sỏi thận.
5. Chuối
6. Đồ uống lạnh
7. Dứa
Theo Mai Mai (thehealthsite) (Khám phá)
Bổ sung canxi cho bé yêu cực hiệu quả bằng những món ăn dặm thơm ngon với phomai dưới đây.
Phomai là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho bé yêu, giúp bé có hệ xương cứng cáp, phát triển tầm vóc cao lớn. Ngoài ra, phomai còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, kẽm, protein, vitamin A, B2, B12,... rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Bắt đầu từ khi bé từ 6 tháng tuổi là đã có thể ăn được phomai, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc nấu chung cùng các món cháo, súp, nghiền cùng hoa quả,... cho bé những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Dưới đây là 4 gợi ý cho bé ăn dặm cùng với phomai để không bỏ qua nguồn thực phẩm “đa chất” tuyệt vời này:
Súp khoai tây phomai
Nguyên liệu:
Khoai tây: 1 củ nhỏ
Thịt lợn (hoặc gà…): 50g
Nước dùng: 200ml
Phomai: 1-2 viên
Cách làm:
Khoai tây hấp chín, dầm nhuyễn. Thịt lợn thái nhỏ, băm sơ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với nước dùng, đun sôi rồi cho khoai tây vào, đun sôi lại, trước khi bắc ra thì cho phomai vào, ngoáy đều cho tan.
Bơ dầm phomai
Nguyên liệu:
Bơ: 1 quả
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
1-2 viên phomai
Cách làm:
Cắt đôi quả bơ chín, loại bỏ hạt. Nạo nhẹ vùng thịt của quả bơ bằng thìa; sau đó, cho thịt bơ và phomai vào một chiếc bát. Dùng thìa dầm nhuyễn thịt bơ và phomai. Để bơ được mịn, mềm, phù hợp với bé mới ăn dặm, thêm vào đó 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức mới pha. Hỗn hợp sẽ chuyển sang dạng lỏng, mịn.
Cháo tôm phomai bông cải
Nguyên liệu
1 bát gạo tẻ thơm
200g tôm tươi
½ bông cải xanh
½ củ hành tây
2 miếng phô mai
2 muỗng dầu mè
2 lít nước hầm gà
Cách làm
Gạo vo sạch sau đó ngâm với nước trước 60 phút cho nở mềm. Bông cải xanh rửa sạch cắt miếng nhỏ bằng một đốt ngón tay, hành tây băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp cho dầu mè vào phi thơm hành tây sau đó cho tôm vào xào qua. Cho phần gạo đã ngâm vào cùng đảo qua cho đều rồi cho nước hầm gà vào nấu với lửa nhỏ. Trong quá trình hầm lâu mẹ dùng đũa đảo đều và không đậy nắp tránh việc cháo bị trào ra ngoài. Sau 40 phút cháo đã nhừ ,cho phần bông cải vào nấu sôi trở lại. Cho phô mai vào nồi cháo và nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
Cháo thịt bò carot phomai
Nguyên liệu:
40g thịt bò thăn
1/3 củ cà rốt nhỏ (cỡ 3 đầu ngón tay)
01 viên phô mai
01 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé đã nấu chín.
Chế biến:
Thịt bò rửa sạch xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái mỏng nghiền lấy 1 bát con nước. Cho nước ép cà rốt, thịt bò vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho phô mai và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại. Cháo thịt bò, cà rốt và phô mai rất giàu sắt, lại bổ sung thêm canxi cho bé mà không hề “nhạt” nên rất hấp dẫn các thực khách “tí hon”.
Phomai là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho bé yêu, giúp bé có hệ xương cứng cáp, phát triển tầm vóc cao lớn. Ngoài ra, phomai còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, kẽm, protein, vitamin A, B2, B12,... rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Bắt đầu từ khi bé từ 6 tháng tuổi là đã có thể ăn được phomai, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc nấu chung cùng các món cháo, súp, nghiền cùng hoa quả,... cho bé những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Dưới đây là 4 gợi ý cho bé ăn dặm cùng với phomai để không bỏ qua nguồn thực phẩm “đa chất” tuyệt vời này:
Súp khoai tây phomai
Khoai tây: 1 củ nhỏ
Thịt lợn (hoặc gà…): 50g
Nước dùng: 200ml
Phomai: 1-2 viên
Cách làm:
Khoai tây hấp chín, dầm nhuyễn. Thịt lợn thái nhỏ, băm sơ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với nước dùng, đun sôi rồi cho khoai tây vào, đun sôi lại, trước khi bắc ra thì cho phomai vào, ngoáy đều cho tan.
Bơ dầm phomai
Bơ: 1 quả
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
1-2 viên phomai
Cách làm:
Cắt đôi quả bơ chín, loại bỏ hạt. Nạo nhẹ vùng thịt của quả bơ bằng thìa; sau đó, cho thịt bơ và phomai vào một chiếc bát. Dùng thìa dầm nhuyễn thịt bơ và phomai. Để bơ được mịn, mềm, phù hợp với bé mới ăn dặm, thêm vào đó 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức mới pha. Hỗn hợp sẽ chuyển sang dạng lỏng, mịn.
Cháo tôm phomai bông cải
1 bát gạo tẻ thơm
200g tôm tươi
½ bông cải xanh
½ củ hành tây
2 miếng phô mai
2 muỗng dầu mè
2 lít nước hầm gà
Cách làm
Gạo vo sạch sau đó ngâm với nước trước 60 phút cho nở mềm. Bông cải xanh rửa sạch cắt miếng nhỏ bằng một đốt ngón tay, hành tây băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp cho dầu mè vào phi thơm hành tây sau đó cho tôm vào xào qua. Cho phần gạo đã ngâm vào cùng đảo qua cho đều rồi cho nước hầm gà vào nấu với lửa nhỏ. Trong quá trình hầm lâu mẹ dùng đũa đảo đều và không đậy nắp tránh việc cháo bị trào ra ngoài. Sau 40 phút cháo đã nhừ ,cho phần bông cải vào nấu sôi trở lại. Cho phô mai vào nồi cháo và nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
Cháo thịt bò carot phomai
40g thịt bò thăn
1/3 củ cà rốt nhỏ (cỡ 3 đầu ngón tay)
01 viên phô mai
01 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé đã nấu chín.
Chế biến:
Thịt bò rửa sạch xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái mỏng nghiền lấy 1 bát con nước. Cho nước ép cà rốt, thịt bò vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho phô mai và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại. Cháo thịt bò, cà rốt và phô mai rất giàu sắt, lại bổ sung thêm canxi cho bé mà không hề “nhạt” nên rất hấp dẫn các thực khách “tí hon”.
Theo Gia Thành (tổng hợp) (Khám phá)