WHAT'S NEW?
Loading...
Showing posts with label Sức khỏe mùa nóng. Show all posts
Showing posts with label Sức khỏe mùa nóng. Show all posts
Vào mùa hè nắng nóng, bé bị ra mồ hôi nhiều nên dễ bị thiếu nước, ăn uống không ngon miệng, biếng ăn..Vì vậy những lúc thời tiết như thế này cha mẹ cần chọn cho bé một số loại món ăn mà vừa thanh nhiệt lại kích thích vị giác.
Những loại thực phẩm nên và không nên dùng trong mùa nóng


Xem thêm : Thực đơn ăn dặm


Thực đơn ăn dặm kiểu nhật

iliadin nhỏ mũi

Những ngày qua, cùng với nhiệt độ nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh đến các bệnh viện nhi cũng gia tăng hơn bình thường. 

- Trẻ bị sốt có nhiều nguyên nhân, nhưng mùa nắng nóng trẻ thường bị sốt nhiều vì bị mất nước mà cha mẹ không biết để bù đủ nước cho trẻ, và làm cho trẻ bị “khô” thêm bằng cách bật quạt vì nghĩ rằng để trẻ mát (khi nằm quạt trẻ bị khô niêm mạc vùng hầu họng dễ dẫn đến viêm mũi họng, viêm hầu họng).
Bình thường một trẻ có cân nặng 10kg, cứ mỗi giờ có thể mất 50-100cc nước và chất khoáng (qua việc tiết mồ hôi). Cho nên phải bù đủ nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước. Nước tốt nhất đối với trẻ là nước dừa (vừa có nước vừa có chất khoáng), nước tinh khiết, nước trái cây (cam, chanh...). Tuy nhiên, tùy theo sở thích của trẻ thích uống nước gì thì cho uống nước đó, trẻ sẽ uống được nhiều hơn.

* Khi trẻ bị sốt ở nhà hoặc ban đêm thì cha mẹ nên làm như thế nào ?

- Khi trẻ bị sốt trên 38 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, không nên để thân nhiệt tăng lên quá cao (hiện một số cha mẹ vẫn đợi bác sĩ khám rồi mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt là không đúng) và sau đó đưa trẻ đến bệnh viện khám. Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Cetamol (uống viên 100mg cho trẻ cân nặng 10kg, trẻ 15kg uống nửa viên 325mg), có thể mua để sẵn ở nhà. Đồng thời cho trẻ uống đủ nước.

* Còn khi trẻ bị ho - sổ mũi, ói và tiêu chảy thì nên xử lý thế nào?

- Có thể giảm ho bằng những loại thuốc nhẹ và dịu như Pecton hoặc Astex (ít độc). Nếu không có sẵn thuốc thì có thể dùng rau tần dày lá hoặc tắc chưng đường phèn cho trẻ uống. Trẻ bị sổ mũi thì nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (có bán sẵn ở nhà thuốc tây), thông thoáng đường thở cho bé bằng cách dùng tăm bông ngoáy mũi.
Vào mùa nắng trẻ cũng thường ăn uống kém hơn bình thường và dễ bị ói, tiêu chảy. Để tránh trẻ bị ói khi ăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần; không nên uống nhiều, ăn nhiều trong một lúc (trẻ 10kg trong một giờ chỉ nên ăn uống tối đa khoảng 100cc). Ăn nhiều hơn dễ bị ói. Để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

Nên:
Giữ cho da bé sạch, lau mồ hôi thường xuyên: Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì vậy, nếu bé vẫn ăn, vẫn bú, vẫn chơi, vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều, chỉ cần lưu ý:
- Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
 - Chọn kiểu quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt.
 - Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.
Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.
- Tắm cho bé thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
Duy trì chế độ ăn bình thường: Nắng nóng thường làm bé mệt mỏi, khó chịu, cộng với việc uống nhiều nước do nóng nực, đặc biệt là uống những loại nước ngọt có ga, dễ làm cho bé “no” giả tạo, gây tình trạng biếng ăn, ăn kém. Mặt khác, thời tiết nóng nực hoặc những chuyến đi chơi hè có thể làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống bình thường của bé. Do đó cha mẹ cần giữ đúng nhịp sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường các loại trái cây tươi, rau xanh trong khẩu phần ăn của bé.
Không nên:
- Cho bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người. Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
- Tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển, sông,…
- Mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách… Thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi.
- Cho bé uống các loại nước ngọt có ga, ăn những thức ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng.  

Vào mùa hè, thời tiết oi nóng là điều kiện để một số bệnh bùng phát, nhất là các bệnh ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…. Đặc biệt với trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng còn yếu, không dễ thích nghi được với môi trường bên ngoài. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào là đúng và an toàn nhất.


Tắm trẻ mùa nóng

1. Kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của bé, giữ cho phòng thoáng khí. Có thể luồn bàn tay mẹ vào bên trong quần áo của con hoặc đặt mu bàn tay mẹ lên gáy của bé.

2. Tắm cho trẻ hàng ngày
Tốt nhất bạn nên tắm cho bé mỗi ngày khi hè đến. Phải luôn chắc rằng bạn chuẩn bị đủ mọi thứ bạn cần gần tầm tay trước khi bắt đầu tắm cho bé – khăn tắm, tã lót và quần áo sạch. Giữ nước ấm nhưng không nóng, kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay. Việc vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hằng ngày giúp bé tránh được các bệnh mùa hè về da như rôm sẩy, mụn nước, hăm kẽ, thủy đậu, cầu khuẩn… Hơn nữa, vệ sinh sạch sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu và ngoan hơn.

Một số lưu ý khi tắm cho bé:
– Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C.
– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho bé.
– Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da.
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
– Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
– Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ
– Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng
– Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
Phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng sau khi sinh khoảng 5-7 ngày. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nến không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên lưu ý những trường hợp bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần…

3. Trách mất nước cho trẻ
Bé bú mẹ hoàn toàn không cần thêm bất kỳ chất lỏng nào nhưng bạn cần cho con bú ngắn, thường xuyên hơn để phòng mất nước. Nếu bé bú bình thì thỉnh thoảng, bạn cần bổ sung cho bé một thìa nước lọc từ nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai
Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, chứa nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại sự nhiễm trùng của các bệnh mùa hè.


4. Quần áo cho bé
Mẹ nên chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, nên chọn chất liệu cotton vì nó mát ( do ít hấp thụ nhiệt ) và khiến bé dễ thở. Mẹ nên chăm sóc da cho bé bằng cách lau mồ hôi thường xuyên, nếu quần áo bé bị ướt mồ hôi bạn cần thay quần áo khác cho bé, trách để mồ hôi gây cảm lạnh.


5. Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng.
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm,ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi đưa bé ra ngoài, bạn cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải hoặc khăn mỏng trên miếng chắn nắng. 


Các bệnh thường gặp của bé vào mùa nắng nóng



Có những loại bệnh thường gặp về da của bé. Tuy nhiên, những bệnh này không cần phải quá lo lắng vì chúng thường sẽ từ từ biến mất mà không cần phải can thiệp. Ví dụ, bé sơ sinh thường có những bớt màu tím, có những u mạch, hạt kê... Khi bé lớn hơn một chút, tự động những bớt và u hạt này sẽ “lặn” mất. 

Bệnh lác sữa: thường gặp ở các bé từ 3 tháng tuổi. Lác sữa tuy hay tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi bé khoảng 2 tuổi thì bệnh đột nhiên biến mất.

Rôm sảy: là loại bệnh về da rất phổ biến, nhất là ở những nơi nắng nóng. Bệnh sẽ nặng vào mùa hè oi bức vì bé ra mồ hôi nhiều, các tuyến mồ hôi bị chèn ép bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra được. Bé thường bị rôm sảy ở lưng, gây ngứa ngáy, quấy khóc.

Nên tắm cho bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm từ 35–37ºC, chỉ được dùng loại xà phòng dành cho em bé (chứa các loại vitamin, axit amin, muối khoáng và các nguyên tố vi lượng, đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ da không bị nhiễm trùng). Không dùng xà phòng thường, dễ làm khô da bé.

Các bé rất dễ bị mụn: do tăng tiết mồ hôi ở môi trường nóng, ẩm, do sốt, bé có thể bị nổi ban kê, nhất là ban kê đỏ do các ống bài tiết mồ hôi bên trong bị bít kín. Bệnh gây ra mụn nước đỏ, cứng ở vùng trán, thân trên, vùng bị hăm gây ngứa từng cơn.

Bệnh chốc: cũng rất thường gặp. Đây là bệnh nhiễm trùng da do liên cầu trùng.

Bé cũng dễ bị bệnh nhọt: là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh do tụ cầu, bệnh này có thể gây sốt, nhiễm trùng huyết.

Bệnh u mềm: lây là loại nhiễm trùng do virus, rất dễ lây lan. 


iliadin nhỏ mũi

Nguyên nhân gây rôm sảy, một số lưu ý khi trị rôm sảy ở trẻ em, cách xử trí và phòng tránh rôm sảy
Mùa hè nóng bức đã đến cũng là khi trẻ em hay bị chứng rôm sảy làm phiền. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng  gây cho trẻ những khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc, khó ngủ và nếu xử trí không đúng, rôm sảy có thể thành đinh, nhọt gây biến chứng nguy hiểm.
Vì sao bị rôm sảy?
Trong cơ thể trẻ có 2 loại tuyến mồ hôi: tuyến ngoại tiết và tuyến đầu tiết. Các tuyến ngoại tiết chiếm hầu hết diện tích da của cơ thể và mở trực tiếp ra bề mặt của da. Các tuyến đầu tiết chỉ phát triển ở những vùng có nhiều nang lông như da đầu, nách và bẹn. Khi thân nhiệt tăng, hệ thần kinh tự trị sẽ kích thích các tuyến ngoại tiết bài tiết mồ hôi. Mồ hôi di chuyển dọc theo các ống tuyến, thoát ra bề mặt của da để làm lạnh cơ thể và bốc hơi. Thay vì bốc hơi, mồ hôi sẽ bị giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi mụn đỏ gây rôm sảy.

Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Ở người lớn, rôm sảy phát triển ở các nếp gấp của da và những vị trí cọ sát với quần áo. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó thì nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.

Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ hư hỏng khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng.

Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi;  khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa...) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. Và một số yếu tố khác có thể cũng gây rôm sảy như: sưởi quá nóng, ngủ trong chăn điện vào mùa đông...

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Có nên tắm cho trẻ bằng các loại lá?
Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có hiện tượng bị rôm sảy thường vò các loại lá như sài đất, chè tươi, mướp đắng... để tắm. Theo các bác sĩ nhi khoa, nên hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này như: cần phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật, rất khó rửa sạch nên chưa biết là tốt hay hại.
Quan niệm khi trẻ bị rôm sảy phải tắm lá mới khỏi là không đúng. Đây là hiện tượng do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách chữa trị là nên giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát. Việc tắm lá cho trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Có nên dùng phấn rôm?
Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm.
Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi. Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại.
Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.

Xử trí và phòng tránh rôm sảy
Khi bị rôm sảy, trẻ rất hay quấy khóc, khó chịu nên phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người; nên mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ; tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng, có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh (đảm bảo an toàn) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn.
Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy. Người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.
Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.
Rôm sảy là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng. Điều trị và phòng tránh rôm sảy thông thường không khó nhưng nếu bệnh để nặng và phát triển thành mụn nhọt, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

Bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày.

Nguyên nhân gây ra rôm sảy Mùa hè thời tiết nóng nực thường gây ra các bệnh về da ở trẻ, trong đó có bệnh rôm sảy. Trẻ dưới 3 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da trẻ . Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.

Những sẩn nhỏ này mọc thành từng đám và thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi, chẳng hạn như: trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể…
Thông thường, khi thời tiết mát mẻ, hiện tượng này sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, rôm sảy sẽ chuyển biến thành mụn mủ và nhọt, chủ yếu là ở các trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm).
Điều trị rôm sảy Với chứng rôm sảy thông thường: nếu trên da trẻ xuất hiện các mảng sần đỏ thì việc đầu tiên là nhanh chóng làm thoáng mát phần da này.
Da trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như: các nốt rôm to khác thường, chứa nhiều mủ trắng, xuất hiện các mụn nhọt… cần có chế độ chăm sóc thích hợp cho trẻ:
  • Nếu chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, dùng cồn iod chấm vào đúng chỗ nhọt hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Khi nhọt bắt đầu mềm, đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chích mủ.
  • Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Một số mẹo chữa rôm sảy: Thông thường, các bà mẹ có thể sử dụng phấn rôm để chữa rôm sảy cho trẻ. Cách dùng là bôi lên những vùng da bị rôm sảy của trẻ sau khi đã tắm và lau người sạch sẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến chất lượng và sự kiểm định y tế của loại phấn rôm chọn cho trẻ, tránh tình trạng càng làm bít tắc da trẻ hoặc tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm da phát triển mạnh hơn.
Có thể sử dụng các loại kem có thành phần hydrocortisone (tác dụng trị rôm sảy), hay kem có chứa acid salicylic (tác dụng khô bề mặt da, se lỗ chân lông) để thoa cho trẻ sau khi tắm xong.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số mẹo dân gian như: dùng mướp đắng, gừng tươi, lá dâu tằm… để tắm hoặc bôi lên các vết rôm cho trẻ hàng ngày, cũng rất hữu ích.
Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không giúp trẻ khỏi rôm sảy, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu.
Phòng tránh rôm sảy cho trẻ 

Vệ sinh sạch sẽ:
  • Tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Dùng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da.
  • Có thể vắt thêm một quả chanh vào nước tắm hoặc dùng mướp đắng để tắm cho trẻ cũng rất tốt, có tác dụng phòng rôm sảy.
Việc ăn mặc và chế độ dinh dưỡng:
  • Cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu.
  • Tốt nhất là nên chọn các loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi và tránh các loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.
  • Khi đưa trẻ ra ngoài, nên cho mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng cho trẻ.
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh…
  • Không cho trẻ uống bất cứ loại kháng sinh nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt:
  • Hạn chế cách tối đa là không để cho bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều vì thời gian này mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị nắng, ra nhiều mồ hôi, thậm chí bị bỏng rát.
  • Tạo cho trẻ một môi trường và chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Phòng của trẻ nên thoáng mát, rộng rãi. Hạn chế cho trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt.
  • Hạn chế trẻ gãi lên da bị rôm sảy, dễ gây trầy xước làm nhiễm trùng da.
Dưa chuột, mướp đắng, bột yến mạch... là một vài phương thuốc có thể giải quyết nhanh chóng sự khó chịu do rôm sảy trong mùa hè.

Theo Boldsky, rôm sảy là tình trạng kích ứng da phổ biển trong mùa hè do điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm cao. Đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển khiến da nổi mẩn đỏ khó chịu, thậm chí có thể nhiễm trùng nghiêm trọng do gãi, gây trầy xước da. Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn khắc phục triệt để tình trạng này.

1. Bột yến mạch
Bạn có thể hòa một ít bột yến mạch vào nước tắm, ngâm mình trong nước khoảng 1h, lặp lại vài lần trong ngày. Chất avenanthramide trong bột yến mạch có tính chất kháng viêm tự nhiên, giúp các vết rôm sảy mau lành.
2. Bột sô đa
Hòa tan một thìa soda baking trong nước lạnh và dùng một miếng vải cotton mềm thấm dung dịch này thoa đều lên vùng da rôm sảy.
3. Mướp đắng
Cách làm: giã nát hoặc nấu chín 1-2 quả mướp đắng, cho vào túi vải sạch lọc lấy nước để tắm hoặc xoa lên vùng da rôm sảy, giữ nguyên khoảng 1h, sau đó rửa sạch. Mướp đắng rất mát, lành tính, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da là dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.
4. Dưa leo
Bạn có thể xay nhuyễn hoặc thái lát dưa chuột để đắp lên vùng da bị ban đỏ. Nước và các vitamin trong dưa giúp cung cấp nước cho các tế bào da và làm da dịu mát hơn. Dưa chuột là một trong những phương thuốc tốt nhất để chữa trị rôm sảy.
5. Lô hội
Lá lô hội có đặc tính kháng viêm, dịu mát. Cách làm: xoa một vài lát lá lô hội trên vùng da rôm sảy sẽ giúp những vết ban đỏ nhanh chóng lặn.
6. Hạt thì là
Những vết rôm sảy sẽ biến mất khi bạn sử dụng hỗn hợp bột hạt thì là nghiền nhỏ trộn với dầu dừa. Bạn nên giữ hỗn hợp này trên vùng da rôm sảy qua đêm, sau đó rửa lai bằng nước lạnh để phát huy hiệu quả tốt nhất.
7. Lá sầu đâu
Vò nát vài lá sầu đâu với nước và xoa lên vùng da nổi mẩn đỏ. Chất kháng viêm, diệt khuẩn trong lá sầu đâu sẽ nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm da và làm dịu các vết ban đỏ.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 08:11 - 03/05/2015
Thời tiết mùa hè khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh. Hãy bổ sung những thực phẩm dưới để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh trong mùa hè.

Chúng ta đều biết các sản phẩm sữa là nguồn cung cấp cho cơ thể lượng canxi, protein, vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào. Những dưỡng chất này là chìa khóa để chống lại bệnh loãng xương. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn hằng ngày nên những sản phẩm chế biến từ sữa để giúp xương chắc khỏe, cải thiện khả năng miễn dịch.
Ngoài ra,  sữa chua ít chất béo không chứa carbohydrate,vì thế có thể giúp bạn giảm cân. Dùng một cốc sữa chua mỗi ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ bị cảm cúm, do vitamin D và robiotics có trong sữa chua có thể kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa những vi khuẩn có hại. Khi sử dụng sữa chua, có thể kết hợp với các loại hoa quả như xoài, mâm xôi, kiwi… để có món ăn vừa hấp dẫn vừa có lợi cho sức khỏe.

2. Bưởi 

thực phẩm tăng khả năng miễn dịch 2

Bưởi rất giàu vitamin C và chứa một lượng lớn các chất flavonoid - chất có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh cảm cúm. Ngoài ra, thường xuyên ăn bưởi còn giúp thanh lọc cơ thể, có tác dụng giảm cân hiệu quả.

3. Cơm cháy

thực phẩm tăng khả năng miễn dịch 3

Theo Đông y, cơm cháy vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hóa kém, chán ăn, tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư nhược... Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, chiết xuất từ cơm cháy có khả năng chống cảm lạnh rất hữu hiệu. Cơm cháy rất giàu chất chống oxy hóa, ngoài ra cũng có tác dụng chống viêm, củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

4. Các loại nấm

thực phẩm tăng khả năng miễn dịch 4

Nấm rất giàu khoáng chất và chất chống oxy hóa selen. Nếu cơ thể thiếu hụt selen sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh cảm cúm. Ngoài ra, nấm còn chứa vitamin B, riboflavin và niacin, đây là những dưỡng chất cần thiết giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nấm còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

5. Chuối

thực phẩm tăng khả năng miễn dịch 5

Các chuyên gia  cho biết, trong chuối có chứa alkaloids, chất này có tác dụng giúp tinh thần phấn chấn, vui vẻ  và tăng sự tự tin. Ngoài ra, trong chuối có lượng tryptophan và vitamin B6 lớn, giúp kích thích sản sinh chất serotonin trong não, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống miễn dịch.
6. Quả việt quất

thực phẩm tăng khả năng miễn dịch 6

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việt quất là loại trái cây có chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất. Các sắc tố anthocyanin có trong quả việt quất có tác dụng chống oxy hóa, làm trung hòa các gốc tự do mang nguy cơ gây ra các bệnh mãn tính, vì thế có tác dụng chống ung thư, bệnh tim và các bệnh khác một cách hiệu quả.

7. Hàu

thực phẩm tăng khả năng miễn dịch 7

Trong Hàu có chứa rất nhiều các khoáng chất kẽm. Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại các vi khuẩn có hại, ngoài ra còn giúp các vết thương mau hồi phục. Các nghiên cứu cho thấy, hàu vừa là thức ăn bổ dưỡng, vừa giúp hệ thống miễn dịch hoạt động một cách hiệu quả

8. Cá biển

thực phẩm tăng khả năng miễn dịch 8

Theo các nhà khoa học, hằng tuần chúng ta nên ăn một bữa cá biển trở lên. Điều này rất có ích đối với việc phòng trị chứng cao mỡ máu và bệnh mạch vành, đồng thời phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. 

Trong cá biển có chứa nhiều chuỗi acid béo không bão hòa n-3. Acid béo không bão hòa có tác dụng giảm mỡ máu, trong đó EPA và DHA có tác dụng làm giảm acid trung tính, giúp bài trừ chất béo tích tụ trong lòng mạch, sơ thông các sợi máu, bảo vệ mạch máu và tăng lưu lượng máu, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động có hiệu quả.

(Nguồn: JK)
(Dinh Dưỡng Plus) Thời tiết nắng nóng mùa hè là tác nhân khiến rất nhiều người đổ bệnh, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người thường xuyên làm việc dưới nắng nóng…
Hiện nay, các tỉnh phía Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng mùa hè với nhiệt độ ban ngày luôn ở 38-39 độ C. Nhiệt độ cao chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải các bệnh như say nắng, say nóng, đột quỵ, ngộ độc thực phẩm… Vì thế, phòng bệnh trong những ngày nắng nóng là điều mọi người cần hết sức lưu ý.

Say nắng, say nóng

Khi nhiệt độ lên đến 38-39 độ C, cơ thể bị mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, thân nhiệt cơ thể không điều hòa được khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào, dẫn đến say nắng. Cơ thể bị mất nước có thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể. 

Hiện tượng này thường hay gặp ở những người làm việc ở môi trường ngoài trời như công nhân xây dựng, người nông dân… Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức… sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh.

Biểu hiện của người say nắng, say nóng thường là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... Tình trạng say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến đột quỵ, ngất, hôn mê, trụy tim mạch, kéo theo các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.


Đột quỵ 

Đột quỵ do nắng nóng mùa hè (ĐQDNN) là bệnh chúng ta cũng hay gặp trong mùa hè, khi tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C, do cơ thể tiếp xúc kéo dài với môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim... với điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng… Những người làm trong môi trường này kéo dài có thể dẫn đến da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và thậm chí có thể hôn mê. 

Các biểu hiện ban đầu của đột quỵ thường bao gồm: vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, tiểu ít, sốt cao (có khi tới trên 40 độ C), da và niêm mạc khô, trụy mạch... Cá biệt có trường hợp có tụ máu dưới màng cứng và trong não. Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm

Mùa hè đến cũng là thời điểm mùa du lịch trải dài trên diện rộng khắp đất nước, hầu hết tại các khu du lịch là nơi vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động.

Ngoài ra khi thời tiết nóng, ruồi nhặng và vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị bẩn và ôi thiu nhanh. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn và tiêu chảy, nhất là khi nhiệt độ kéo dài ở mức 37 - 38 độ C. 

Trong mùa nắng, ruồi, muỗi, chuột, gián cũng phát triển nhiều hơn nên dễ làm lây lan các mầm bệnh qua thực phẩm và nước uống. Vì vậy chúng ta rất có thể mắc các bệnh về đường ruột, ngộ độc thực phẩm bởi do E.coli, thương hàn, lỵ, đặc biệt nguy hiểm là vi khuẩn tả hoặc bệnh liên cầu lợn hoặc tụ cầu vàng…

 Triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm là đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể trụy tim mạch, tử vong. 

phòng bệnh nắng nóng mùa hè 2

Để hạn chế mắc các bệnh về mùa hè BS Thu Hoài nguyên bệnh viện Thanh Nhàn lưu ý:
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh, nhất là  các người chăm sóc trẻ, các bà mẹ để phòng bệnh cho trẻ.
Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, chạo chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá; không ăn uống ở những hàng quán không có đủ nước sạch và không hợp vệ sinh.
Hạn chế đi ra ngoài trời khi ở nhiệt độ lên cao vào buổi trưa và khi cần ra ngoài thì phải mặc áo quần che kín da và đội nón rộng vành che phủ kín vùng cổ gáy phòng say nắng.
Nếu gặp một người say nắng, say nóng cần nhanh chóng giảm thân nhiệt cho nạn nhân, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát… nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 
Để có sức khỏe phòng bệnh tốt trong mùa hè cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nước ít nhất 2lít/ngày.
Khi có dấu hiệu của các bệnh trên, không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, khi có biểu hiện những bệnh trên cần đến các cơ sở y tế gần nhất để có những phác đồ điều trị. 
Dinh Dưỡng Plus Nhiệt độ cao kèm theo cái nóng khó chịu là những nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với tình trạng ốm đau. Vậy làm sao để bảo vệ cơ thể trong mùa hè? Nhiệt độ cao kèm theo cái nóng khó chịu là những nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với tình trạng ốm đau. Vậy làm sao để bảo vệ cơ thể trong mùa hè?


( Dinh Dưỡng Plus) - Những ngày nghỉ lễ, đặc biệt là nghỉ dài ngày như dịp 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều gia đình sẽ hướng đến biển như là một nơi du lịch lý tưởng. tuy nhiên, ít ai chú ý đến tắm biển còn là một liệu pháp y học tuyệt vời.

Những lợi ích tuyệt vời
Nước biển chữa bệnh tai mũi họng. Đây là hình thức chữa trị đơn giản và tự nhiên nhất, nhờ vào những đặc tính quý giá có trong nước biển. Không ai có thể ngờ rằng, chỉ trong một giọt nước biển có chứa đến hơn 80 ngàn vi sinh vật. Nhà sinh vật học René Quinton (1866 - 1925) đã khám phá trong nước biển có chứa một hợp chất gần giống với huyết tương. Từ đó, người ta đã nghĩ đến việc tận dụng nguồn nước biển để điều trị bệnh. Trước tiên, lọc để loại bỏ tạp chất nhưng vẫn giữ được các dưỡng chất quý giá của nước biển. Sau đó, để giúp cơ thể hấp thu nước biển một cách trọn vẹn, người ta bổ sung độ mặn tương đương độ mặn của nước biển để chữa bệnh theo hình thức biển trị liệu.
Hiện nay, biển trị liệu được sử dụng dưới hình thức uống hoặc xịt với tác dụng cung cấp thành phần khoáng chất và sinh tố chất nhằm củng cố việc bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Đây còn là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong chữa trị các bệnh về tai mũi họng.
Muối biển ngừa bệnh hô hấp.Trong muối biển có chứa vô số nguyên tố vi chất và muối khoáng tốt cho sức khỏe. Sự bay hơi của nước biển giúp giảm co thắt và tăng trương lực của trung tâm hô hấp, có tác dụng chữa bệnh hen suyễn.
Muối biển còn giúp khỏe xương và phòng bệnh loãng xương.Chất kiềm hóa của muối biển giúp cân bằng độ pH của não và thận.
Không khí biển làm tinh thần phấn chấn. Đắm mình trong bầu không khí tươi mát của biển giúp cải thiện hệ miễn nhiễm và ngủ ngon giấc.
Nghiên cứu còn cho biết, nếu sống cách vùng biển 5km sẽ có sức khỏe tốt hơn so với khi sống cách xa 50km. Nếu chọn nơi nghỉ ngơi gần biển, hãy mở cửa sổ vào ban đêm để đón gió vì gió biển có tác dụng làm khỏe người, đặc biệt còn giảm bớt độ mẫn cảm cho trẻ nhỏ.
Tắm biển cải thiện quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. Nó còn là cách tập luyện vừa tiết kiệm lại không mất nhiều thời gian. Tuy nước biển giúp làm lành vết thương, trẻ hóa và làm mờ nếp nhăn trên da, nhưng tránh ngâm mình trong nước quá 40 phút/ngày và đừng quên tắm nước ngọt để tránh bị kích ứng da.
Cát biển củng cố sức khỏe của xương. Hơi nóng của cát biển có tác dụng chữa bệnh khớp mạn tính và chứng còi xương ở trẻ nhỏ. Để chữa bệnh, tốt nhất là tắm biển từ sáng sớm đến khoảng 10 giờ, khi nhiệt độ cát từ 30 - 400C để phủ một phần cát trên cơ thể, có tác động đến hệ thần kinh và tim mạch. Mỗi lần chỉ nên đắp cát từ 15 - 30 phút. Để massage cho lòng bàn chân, có thể dạo chơi chân trần trên bờ biển.

Liệu pháp tắm biển
Sóng biển có tác dụng như massage nhẹ, cung cấp thêm oxy cho cơ thể, cải thiện hoạt động của mạch máu, giảm huyết áp. Vì vậy, tắm biển ở mức vừa phải là điều các bác sĩ chuyên khoa tim thường chỉ định cho bệnh nhân của mình.
Nước biển có tác dụng tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể. Ngoài ra, nước biển còn giúp cải thiện lưu thông máu, làm tăng số lượng hồng cầu và ổn định nhịp tim, do đó các bác sĩ lão khoa thường “kê toa” tắm biển đối với bệnh nhân lớn tuổi.
Trong lòng biển chứa rất nhiều các ion âm, hàm lượng ion âm trong biển nhiều hơn so với trên đất liền rất nhiều. Những ion âm này có thể thúc đẩy sự bài tiết của cơ thể đặc biệt là quá trình phân giải và tổng hợp Protein. Vì vậy có thể thấy những ion âm này có tác dụng giải tỏa sự mệt mỏi cho cơ thể, đồng thời chúng còn kích thích sự hoạt động của mạch máu. Quan trọng hơn cả đó là, các ion âm có tác dụng tăng cường các chức năng của trí não, đảm bảo tinh thần trọng trạng thái ổn định và chất lượng giấc ngủ tốt. Nước biển mặn cung cấp cho cơ thể những ion âm có tác dụng trung hòa sự dư thừa các chất độc hại mà cư dân đô thị tích lũy trong các “rừng bê tông” của thành phố. Nhờ đó, các nhà thần kinh học điều biết đến công dụng chống stress của nước biển.
Nước biển mang đến cho chúng ta rất nhiều hữu ích, ổn định sự trao đổi chất và tác dụng tích cực trên hệ thống nội tiết và các vùng dưới hồi. I-ốt có nhiều trong nước biển kích thích não hoạt động, cải thiện trí nhớ, cải thiện hiệu suất của tuyến giáp. Với những người có bệnh tai mũi họng mãn tính và cảm lạnh thường xuyên, các bác sĩ luôn khuyên đi nghĩ ở biển.
Súc miệng và rửa mũi bằng nước biển nóng đến 370C là rất tốt, theo các nha sĩ. Trong nước biển có nhiều dược chất hơn trong cả kem đánh răng tốt nhất, oxy trong nước biển có thể cho bạn nụ cười ngời sáng với hàm răng trắng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi súc miệng bằng nước biển hãy chắc chắn là nước sạch sẽ.
Hậu quả của chấn thương và bệnh thấp khớp cũng được điều trị hiệu quả hơn khi kết hợp với tắm biển. Nước biển làm sạch da, giúp chữa bệnh eczema và bệnh vẩy nến.Trong thành phần của nước biển có iốt, canxi, kali, silic, natri, magie, mangan, photpho, sắt, niken, đồng, asen, oxy, nitơ, hêli và nhiều chất có lợi khác. Những chất này được chúng ta hấp thụ thông qua các lỗ chân lông và mao mạch.
Theo các chuyên gia, các chất dinh dưỡng từ nước biển được da hấp thụ tối đa khi nước nóng tới 370C, nhưng việc tắm biển bình thường ở nhiệt độ 20 - 250C cũng có hiệu quả tốt. Khi hấp thụ được nhiều muối và khoáng chất, làn da trở nên dẻo dai và đàn hồi. Nước biển đặc biệt hữu ích cho những làn da có vấn đề: nó rửa trôi vi khuẩn trên bề mặt da, loại bỏ chất béo dư thừa, làm tróc lớp sừng.
Nồng độ cao các chất hữu ích trong nước biển giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Sóng biển có tác dụng massage cơ thể, và nếu kết hợp tắm biển với các môn thể thao trên mặt nước thì bạn sẽ có cơ thể khỏe mạnh, gọn gàng. Ngoài ra, iốt có nhiều trong các sinh vật nhỏ ở biển giúp đốt cháy chất béo tại các phần cơ thể có mỡ dư thừa.
Thường xuyên tắm ở biển có thể thay thế việc nuôi dưỡng móng tay bằng dưỡng chất và làm mặt nạ cho tóc. Sau kỳ nghỉ ở biển, móng tay của bạn sẽ trở nên hoàn hảo, tóc sẽ dày và đẹp hơn (tất nhiên, với điều kiện bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời),


Những lưu ý khi đi tắm biển
Tắm gội nước biển toàn thân: đây là phương pháp ngâm toàn bộ cơ thể trong nước biển. Để cơ thể bơi trong nước biển, như vậy toàn cơ thể sẽ tiếp xúc được với nước biển phương pháp này phù hợp với những người có sức khỏe tốt.
Tắm gội nửa người trong nước biển: chúng ta chỉ ngâm một nửa người (từ phần lưng trở xuống) trong nước biển. Phương pháp này thích hợp với những người có sức khỏe yếu.
Một kỳ nghỉ ở biển sẽ giúp bạn trẻ đẹp và khỏe hơn. Tuy nhiên bạn cần thực hiện một số quy tắc sau đây:
- Trước khi xuống nước, nên dành 10 phút trong bóng râm để tránh sự thay đôi đột ngột về nhiệt độ giữa không khí và nước.
- Khi đến nơi nghỉ mát, những ngày đầu nên tắm mỗi ngày chỉ một lần. Những ngày sau có thể tăng lên 2 - 3 lần mỗi ngày với khoảng cách giữa 2 lần tắm ít nhất nữa giờ.
- Không nên ở dưới nước nếu thấy lạnh. Giảm thân nhiệt có thể gây cảm lạnh, viêm phế quản, viêm bàng quang và làm nghiêm trọng thêm các bệnh mãn tính. Nếu vẫn còn thấy lạnh, ngay lập tức lên bờ và lấy khăn chà lạnh cho ấm người.
- Không nên bơi sau khi ăn - điều này không tốt cho tiêu hóa và cũng không nên bơi khi bụng đói sẽ làm chóng mệt và tim đập nhanh.
- Khi từ biển lên, không nên tắm nước ngọt ngay để da có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Nếu bạn được chỉ định không tắm biển vì lý do sức khỏe, thì chỉ nên dội nước biển lên người hoặc ngâm chân bằng nước biển.
Đối với những người dị ứng với nước biển: một số ít người bị dị ứng đối với nước biển thì không nên tắm biển. Muốn biết mình có bị dị ứng với nước biển không, trước tiên làm một thí nghiệm trước. Ngâm chân của mình xuống biển một lúc rồi quan sát: nếu như sắc mặt tái đi, toàn thân mệt mỏi, da nổi mần đỏ,… điều đó chứng tỏ bạn bị dị ứng với nước biển và không nên tắm biển.
Không nên tắm biển quá lâu: lúc mới đầu tắm biển thì chỉ nên tắm khoảng 15 - 20 phút là đủ, rồi dần dần có thể kéo dài lâu hơn. Những người có sức khỏe tốt có thể tắm biển lâu hơn một chút nhưng không được vựơt quá 1 tiếng.
Không nên tắm biển quá nhiều lần: thông thường mỗi ngày chỉ nên tắm biển 1 lần hoặc 2 ngày một lần.
Tắm biển mang lại nhiều lợi ích hơn những gì chúng ta từng biết. Tuy nhiên, cần lưu ý vài điều như trên để có được những lợi ích từ biển và tránh được các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Nước biển giúp nhịp thở sâu hơn nên cơ thể hấp thụ nhiều oxy hơn. Trong khi tắm biển, sức nóng của ánh nắng và độ mát của nước biển tác động lên làn da, kích thích hệ thần kinh và các bộ phận khác trong cơ thể. Muối biển ngấm qua da tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Những đợt sóng biển chà xát lên người giúp cơ thêm săn chắc, giúp giảm bớt lượng mỡ thừa tích tụ dưới da...

​BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
( Dinh Dưỡng Plus ) Rất nhiều thói quen xấu khi tắm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta.
Nhiều người thường có thói quen sử dụng nước nóng khi tắm, không chỉ vào mùa đông mà cả trong mùa hè. Tuy nhiên ít ai biết được rằng nước quá nóng sẽ gây ra những tổn hại khôn lường đến mái tóc và làn da. Việc tắm nước nóng thường xuyên sẽ làm da bị mất nước, gây hiện tượng thô ráp và lão hóa nhanh. Tương tự đối với tóc, nước quá nóng sẽ làm mất đi lượng chất nhờn cần thiết của da đầu, làm mái tóc trở nên khô và xơ rối. Lời khuyên dành cho bạn là nên hạn chế thời gian sử dụng nước nóng, đặc biệt là chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải khi gội đầu và xả tóc thôi nhé.
Gội đầu mỗi ngày
Gội đầu thường xuyên sẽ khiến da đầu và chân tóc bị khô và hư tổn. Cơ thể chúng ta đều có những cơ chế tự phục hồi. Da đầu khô sẽ tự động tiết ra nhiều dầu hơn khiến cho tóc nhanh bẩn và bóng dầu. Các chuyên gia về tóc khuyên rằng chúng ta chỉ nên gội đầu từ 2-3 lần mỗi tuần. Trường hợp bạn tập thể dục hàng ngày hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và chất bẩn thì chúng ta có thể gội đầu bằng nước mát mà không sử dụng dầu gội. Nước mát sẽ giúp loại bỏ một số bụi bẩn tích tụ trên da đầu mà không làm tóc bị khô xơ.
Những thói quen gây hại khi tắm
Gội đầu thường xuyên sẽ khiến da đầu và chân tóc bị khô và hư tổn
Không tẩy da chết
Nhiều người vẫn luôn cho rằng tẩy da chết sẽ làm mỏng da. Tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Chu kì sống của tế bào da kéo dài 21 ngày, nghĩa là cứ sau 21 ngày kể từ khi sinh da, tế bào da sẽ già rồi chết đi. Nếu chúng ta không tẩy da chết thường xuyên, các loại biểu bì và chất bẩn sẽ tích tụ lại trên bề mặt da thành một lớp dày không chỉ khiến da bị xỉn màu mà còn giảm hiệu quả của các loại kem dưỡng. Chúng ta có thể tự tay làm cho mình những hỗn hợp tẩy da chết từ nguyên liệu thiên nhiên như đường nâu, mật ong, chanh và dầu ô liu.
Tắm quá lâu
Nhiều bạn nữ dành hàng tiếng đồng hồ cho việc tắm gội, tuy nhiên, tắm quá lâu lại gây ra những tác hại khôn lường. Bên cạnh việc khiến cho da bị khô và mất nước, tắm quá lâu có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu, huyết áp, dẫn đến ngất xỉu, thậm chí còn có thể gây tử vong.
Vào mùa đông, chúng ta chỉ nên tắm trong vòng từ 10-15 phút mỗi ngày.
Lau người không đúng cách
Lau người sau tắm tưởng như là một việc đơn giản, thế nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng. Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen làm khô cơ thể hoặc tóc bằng cách dùng khăn tắm chà sát mạnh. Việc này sẽ khiến da bị tổn thương và kích ứng còn tóc sẽ dễ bị gãy, rụng. Chính vì vậy sau khi tắm hoặc gội đầu, chúng ta nên dùng một tấm khăn sạch thấm nhẹ nhàng để làm khô cơ thể và tóc thay vì chà sát mạnh tay.
Mở miệng trong khi tắm
Vòi sen là một lò vi khuẩn, máy nước nóng cũng là nơi ẩn náu lớn nhất của vi khuẩn. Vì vậy, trong khi tắm không nên mở miệng, đó là cách tốt nhất để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những tia nước.
Phụ nữ vệ sinh sinh dục từ sau ra trước
Một hành động nhỏ như vậy có thể dễ dàng dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nữ. Phụ nữ nên lau từ trước ra sau khi vệ sinh sinh dục để bảo vệ vùng kín của chính mình.
Tắm ngay sau khi làm việc mệt nhọc
Nhiều người có thói quen sau tắm ngay sau khi làm việc nặng nhọc, nhiệt độ cơ thể đang cao (vã mồ hôi) hoặc lao động trí óc mệt mỏi.
Điều này thực sự không tốt bởi cơ thể sau khi lao động mồ hôi, lỗ chân lông đang mở rộng hơi nước sẽ ngấm qua da vào trong cơ thể khiến bạn bị cảm lạnh, ho, sốt, kéo theo các nguy cơ viêm phổi, thậm trí đột quỵ,…
Nếu tắm ngay sau lao động trí óc, học tập mệt mỏi có thể gây choáng, ngất do thiểu máu lên não do não hoạt động mạnh cần một lượng máu lớn lên não, trong khi tắm lại đẩy dồn về da.
Tắm khi đói hay sau khi ăn no
Khi vừa ăn cơm no tắm ngay sẽ khiến dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, mạch máu to ra, tăng thêm lượng máu lưu thông.
Điều này sẽ làm cho lưu lượng máu chảy vào hệ tiêu hóa giảm đột ngột, tăng thêm hoạt động cho tim, dễ gây những bệnh về tim mạch. Nếu tắm khi đói, lúc đường huyết giảm, dễ bị ngất, choáng. Do đó, nên tắm trước bữa ăn hoặc sau khi ăn no khoảng 1 tiếng.
Tắm sau khi uống rượu
Tắm sau khi uống rượu không tốt cho sức khỏe
Sau khi uống rượu đi tắm sẽ tăng nhanh tiêu hao chất đường tích trữ trong cơ thể, làm cho đường huyết hạ thấp, thân nhiệt giảm nhanh gây hoa mắt, chóng mặt thậm chí dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết. Hơn thế, chất cồn còn ngăn chặn sự phục hồi tích trữ của đường đối với gan, làm cho chúng ta bị choáng.
Vì vậy sau khi uống rượu không nên tắm ngay để tránh gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, sau khi uống rượu lập tức đi tắm dễ mắc các bệnh về mắt, thậm chí làm cho tăng huyết áp gây đột quỵ.
Hùng Phú (TH)
( Dinh Dưỡng Plus ) Nhiều tai nạn đột quỵ khi tắm bắt nguồn từ những thói quen tai hại sau.
Mùa hè đã tới, thời tiết nóng nực khiến cơ thể chúng ta tiết ra rất nhiều mồ hôi và việc tắm rửa trở thành một phần không thể thiếu mỗi ngày. Thế nhưng bạn đã biết tắm đúng cách để đảm bảo cho sức khỏe của mình? Dưới đây là một số quan niệm sai lầm rất dễ gây nên đột quỵ khi tắm trong mùa hè.
Tắm khi vừa đi ngoài nắng về
Khi đi nắng về hay khi vừa chơi thể thao, nhiệt độ cơ thể của chúng ta đang rất cao, nếu tắm ngay lập tức sẽ gây ra những biến chứng khôn lường tới sức khỏe. Lúc này, cơ thể chưa ráo mồ hôi, lỗ chân lông đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể. Hệ quả là chúng ta sẽ rất dễ bị ho, sốt, viêm phổi,… những trường hợp nặng có thể gây đột quỵ ngay lập tức.


Nằm điều hòa sau khi tắm
Sau khi tắm xong, nếu chúng ta nằm điều hòa ngay sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động lưu thông máu của cơ thể. Kết quả là máu không những lên não chậm mà còn khiến cho hoạt động của tim và huyết áp bị ảnh hưởng. Không ít những trường hợp đã bị tử vong vì nằm điều hòa ngay sau khi tắm.

Sai lầm nhiều người mắc khi tắm vào mùa hè dễ gây đột quỵ

Tắm nước lạnh
Mùa hè nóng nực khiến nhiều người có thói quen tắm nước lạnh. Tuy nhiên, việc tắm nước quá lạnh sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp hay sức khỏe đang bị suy yếu, việc tắm nước lạnh là cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ bất kỳ lúc nào.
Sai lầm nhiều người mắc khi tắm vào mùa hè dễ gây đột quỵ

Tắm đêm
Mùa hè nóng nực, nhiều bạn thường có thói quen tắm vào ban đêm với suy nghĩ tắm lúc này sẽ khiến cơ thể thoải mái và có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Tắm đêm rất dễ khiến cơ thể bị trúng gió hoặc cảm lạnh vì tắm lúc này sẽ khiến các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm đêm sẽ gây nên hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.