Không trì hoãn
Mới đây, anh Nguyễn Văn Long, ngụ phường Hiệp Bình Phước (thành phố Thủ Đức, TP.HCM), đưa con trai 16 tháng tuổi đi tiêm mũi vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván nhắc lại nhưng trạm y tế địa phương thông báo hết vắc xin. Để không gián đoạn lịch tiêm nhắc cho con, anh đưa con đi tiêm chủng dịch vụ.
Tương tự, chị Hồng Minh chọn đi tiêm vắc xin 6 trong 1 bằng gói dịch vụ cho con ở VNVC, do vắc xin 5 trong 1 ở trạm y tế không còn.
Theo chị Minh, do lỡ kế hoạch nên chị chưa kịp tiêm các loại vắc xin cần thiết lúc mang thai con. Con mới sinh nhưng hay ốm vặt, có lần bị viêm phổi phải nhập viện. Lo ngại con không có kháng thể bảo vệ như các mẹ có tiêm vắc xin nên chị cố gắng đưa con đi tiêm ngay khi đến lịch.
"Tôi nôn nóng đến lịch tiêm và lo sợ con bị nhiễm bệnh, nên đúng ngày là tôi đưa con đi tiêm liền, không trì hoãn", chị Minh cho hay.
Theo các chuyên gia, trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên trì hoãn hoặc chờ đợi vắc xin, đừng đợi có dịch bệnh mới nghĩ đến tiêm vắc xin phòng bệnh. Tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch sẽ lấp "khoảng trống miễn dịch" và phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa bệnh tật, tiết kiệm tài chính, nhất là trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn.
Thực tế, các chuyên gia cho biết chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu chẳng may trẻ mắc bệnh.
Ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy tiêm chủng là một hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan vì chi phí khám và điều trị bệnh tốn kém gấp 16 lần chi phí tiêm vắc xin phòng bệnh. Chẳng hạn mỗi 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng) đầu tư vào chích ngừa giúp tiết kiệm 1.600 USD (khoảng 40 triệu đồng) chi phí khám và điều trị bệnh.
Bà Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, cho biết nhờ chương trình Tiêm chủng mở rộng, số ca mắc bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib ở trẻ nhỏ đã giảm mạnh.
Điều này khiến cộng đồng phần nào quên lãng tiêm vắc xin nhắc lại. Tuy nhiên, các bệnh này chưa được loại trừ hoàn toàn, có thể lây nhiễm cho trẻ bất cứ lúc nào. Do vậy, cần phải tiêm chủng ngay khi đến lịch.
"Ví dụ trẻ dưới 3 tháng tuổi mắc bạch hầu có thể tự nhiên ngưng thở, suy đa cơ quan, biến chứng nhanh lên não, phổi, đặc biệt là gây viêm cơ tim, nguy hiểm tính mạng. Gần đây, nước ta đã ghi nhận bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại và có một trẻ em đã tử vong", bác sĩ Chính chia sẻ.
Không lo bỏ lỡ vắc xin với "Trợ lý tiêm chủng"
Nhằm giúp người dân chủ động hơn nữa về kế hoạch tiêm chủng vắc xin bảo vệ sức khỏe, VNVC đã nghiên cứu và phát triển ứng dụng Mobile App VNVC, tương thích với hệ điều hành Android và iOS. Với ứng dụng này, người dân dễ dàng tra cứu lịch sử tiêm chủng, đặt vắc xin ngay trên app, tham khảo danh mục vắc xin cần thiết đầy đủ theo độ tuổi.
Với chiến lược dự trù vắc xin sớm trong nhiều năm và là đối tác chiến lược toàn diện của nhiều hãng vắc xin trên thế giới như: Glaxosmithkline - GSK (Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (Mỹ), AstraZeneca (Anh)…, VNVC được quyền nhập khẩu chính hãng với số lượng lớn tất cả các loại vắc xin quan trọng, đặt mua trước số lượng lớn vắc xin trong nhiều năm.
Từ đó, đơn vị này có thể đảm bảo cung ứng bền vững cho người dân với chi phí hợp lý, nhất là các loại vắc xin như 6 trong 1 (Pháp/Bỉ), tiêu chảy cấp do Rotavirus, dại, viêm màng não do não mô cầu, vắc xin phòng các bệnh ung thư nguy hiểm do virus HPV…
Theo đại diện đơn vị này, việc đảm bảo chất lượng và sự an toàn của vắc xin chính là yêu cầu quan trọng hàng đầu. "VNVC là đơn vị tiêm chủng có hàng trăm kho lạnh bảo quản vắc xin và dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt chuẩn quốc tế Good Storage Practices (GSP) giúp bảo quản, lưu trữ, vận chuyển vắc xin trong điều kiện tối ưu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất", vị này nhấn mạnh.
Nhân dịp ra mắt Mobile App, VNVC mang đến chương trình: "Khám phá App ngay - Nhận liền tay vắc xin miễn phí", khách hàng tải app sẽ có cơ hội nhận ngay vắc xin phòng bệnh tả hoặc voucher 100.000 VND cho tất cả các loại vắc xin được đặt mua trên app với hóa đơn 300.000 VND.
0 comments:
Post a Comment