Triệu chứng mập mờ, khó phát hiện bệnh
Theo PGS.TS.BS.CKII, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh, chuyên gia Tim mạch Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các bệnh lý tim mạch thường xảy ra khi xuất hiện những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của tim và hệ thống mạch máu, gây ảnh hưởng đến khả năng tạo máu và bơm máu đi nuôi khắp cơ thể. Các bệnh tim mạch phổ biến gồm: bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh ở động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, suy tim,…
Triệu chứng thường gặp của các bệnh lý này là: đau tức ngực, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực,... Tuy nhiên, không phải lúc nào các triệu chứng cũng biểu hiện rõ ràng. Thực tế lâm sàng cho thấy hầu hết các bệnh lý tim mạch đều khó phát hiện sớm do các triệu chứng mơ hồ hoặc dễ nhầm lẫn.
Bệnh nhân N.Đ.V (sinh năm 1945) đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI khám do có biểu hiện đắng miệng và khạc đờm đen không rõ nguyên nhân. Sau khi thăm khám, kết quả siêu âm tim cho thấy tình trạng hở van động mạch chủ nặng, hở van hai lá vừa, hở van ba lá nhẹ. Trên phim chụp X-quang tim phổi thấy rõ hình ảnh quai động mạch chủ vồng. Biểu đồ điện tim cũng cho thấy tình trạng tăng gánh thất trái, sóng T thấp ở một số chuyển động. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, tăng áp động mạch phổi nhẹ.
Một trường hợp khác, khi đến khám tại Thu Cúc TCI, bệnh nhân N.T.B (sinh năm 1959) chỉ có biểu hiện duy nhất là tức ngực.
Bệnh nhân cho biết: "Các cơn đau thường xuất hiện thoáng qua rồi tự biến mất. Ngoài ra tôi không ho, không ngạt, không chảy mũi, đại tiểu tiện bình thường. Vì vậy tôi cũng không để ý nhiều. Tuy nhiên do đã có tiền sử tăng huyết áp nên tôi vẫn đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch".
Sau khi khám lâm sàng và thực hiện một số chỉ định như xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm tim, điện tim,... bệnh nhân B được chẩn đoán suy vành, rối loạn mỡ máu.
Ít triệu chứng nhưng dễ gây tử vong
PGS.TS.BS.CKII, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh, chuyên gia Tim mạch hơn 40 năm kinh nghiệm tại Thu Cúc TCI cho biết, do những triệu chứng của bệnh tim không phải lúc nào cũng rõ nét, nhất là ít biểu hiện, biểu hiện không điển hình ở giai đoạn đầu nên nếu người bệnh không chú ý hoặc không chủ động thăm khám thì rất dễ bỏ sót bệnh, khiến bệnh tim có thể trầm trọng và gây biến chứng.
Bệnh mạch vành thường liên quan đến sự hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông trong lòng động mạch, gây tắc hẹp động mạch vành. Nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng gây nhồi máu cơ tim.
Theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành chiếm khoảng 11% - 36%, trong đó nhiều trường hợp có biến chứng nhồi máu cơ tim.
Bác sĩ Quýnh chia sẻ: "Các trường hợp quai động mạch chủ vồng thường xảy ra do tuổi tác hoặc là hậu quả của bệnh tăng huyết áp lâu ngày. Các trường hợp này thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, có thể gây giãn, phình quai động mạch chủ. Quai là phần yếu nhất của động mạch này nên hiện tượng phình, giãn quá mức có thể gây vỡ mạch rất nguy hiểm".
Bên cạnh đó, các bệnh lý tim mạch không được điều trị sớm còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như suy tim, ngừng tim, đột tử. Trong đó, rối loạn nhịp tim là nguyên nhân gây ra 80% các trường hợp đột tử hiện nay.
Cũng theo Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân tim mạch có xu hướng gia tăng. Nếu trước năm 1900, số người chết do tim mạch chiếm chưa tới 10% trong các trường hợp tử vong do tất cả nguyên nhân thì đến những năm đầu thế kỷ 21, số người tử vong do tim mạch trên thế giới đã chiếm 33% tổng số trường hợp. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở Việt Nam trong 20 năm qua tăng tới 20%.
Đừng chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo
Sự nguy hiểm khó lường của các bệnh lý tim mạch đòi hỏi mỗi người cần chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.
Bác sĩ Quýnh khuyến cáo, khi thấy xuất hiện các triệu chứng dù là mơ hồ, thoáng qua hay không điển hình, người bệnh cũng nên đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Việc phát hiện các bệnh lý tim mạch ở giai đoạn đầu hoặc dạng tiềm ẩn có thể cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị, phương pháp hiện đại như điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X-quang, chụp vi tính cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)...
"Ngay cả khi không có các biểu hiện bất thường về tim mạch, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị sớm hoặc dự phòng các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch", bác sĩ Quýnh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như: lượng muối, đường, chất béo chỉ dùng trong mức khuyến nghị, tránh căng thẳng và nên vận động thường xuyên, đúng cách... để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.
Trong tháng 5, Thu Cúc TCI dành tặng nhiều ưu đãi giá trị cho khách khám và tầm soát các bệnh lý tim mạch tại cơ sở 32 Đại Từ:
- Miễn phí khám ban đầu với bác sĩ
- Giảm 20% phí cận lâm sàng
Ngoài ra, giảm 40% giá gói khám tim, phổi tại tất cả các cơ sở.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ quen thuộc của nhiều bệnh nhân trong khám, điều trị Nội khoa các bệnh lý Tim mạch. Sở hữu trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm đã từng điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân. Trong đó có PGS.TS.BSCKII, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh - chuyên gia Tim mạch hàng đầu hiện nay.
Liên hệ qua tổng đài 1900 5588 96 để được tư vấn miễn phí.
0 comments:
Post a Comment